Sự tri ân sâu sắc thể hiện tấm lòng luôn hướng về bệnh viện Từ Dũ của các gia đình sinh non
BS. CKII Bùi Thị Hồng Nhu
Sinh non là một biến chứng sản khoa nguy hiểm chiếm tỉ lệ khoảng 10% cho tất cả thai kỳ. Điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh mạng của mẹ và bé đặc biệt là sinh rất non và cực non.
Mức độ sinh non thường được mô tả theo tuổi thai, thông thường sẽ chia ra 4 mức độ; Sanh Cực non: Là em bé sinh trước 28 tuần tuổi thai; Sanh Rất non: Là em bé sinh ra từ 28 – 31 tuần 6 ngày; Sanh Non trung bình: Là em bé sinh ra từ 32 – 33 tuần 6 ngày; Sanh Non muộn: Là em bé sinh ra từ 34 – 36 tuần 6 ngày.
Khoa Sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ là nơi có rất nhiều kinh nghiệm với đặc trưng là chuyên khoa sâu để chăm sóc đặc biệt cho các các em bé sinh non. Trẻ sanh non có rất nhiều nguy cơ về sức khỏe như suy hô hấp - tím tái – bệnh màng trong; hạ thân nhiệt, nhiễm trùng (hô hấp, tiêu hóa, nhiễm trùng huyết...); bệnh lý võng mạc; vàng da; thiếu máu, chậm phát triển thể chất - tâm thần vận động...
Sau khi các vấn đề trên được kiểm soát các bé sanh non có thể được chuyển sang chăm sóc Kangaroo. Đây là phương pháp mẹ chăm sóc con bằng cách đặt con trong túi phía trước ngực mẹ, cho trẻ nằm tiếp xúc da kề da trên ngực. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích cho trẻ sinh non như giúp bé ngủ ngoan, ít khóc; ổn định thân nhiệt; giảm cơn ngừng thở; ổn định nhịp tim; nuôi dưỡng bằng sữa mẹ dễ dàng hơn; hấp thu dinh dưỡng và tiêu hóa tốt hơn; giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật; tăng khả năng nhận thức và vận động,...
Giai đoạn chăm sóc Kangaroo, ngoài sự hỗ trợ tích cực của nhân viên y tế đòi hỏi vai trò chăm sóc của mẹ và người thân cũng rất lớn. Trong tuần lễ đầu tiên, đa số các mẹ và gia đình đều bối rối, bỡ ngỡ và thiếu tự tin khi phải chăm sóc một em bé nhỏ xíu xìu xiu. Nhưng sau 2-3 tuần thì các mẹ và người thân đều trở nên thuần thục hơn, tự tin chăm sóc hơn và luôn có niềm tin rằng các con sẽ lớn, sẽ vượt qua hết những khó khăn để được xuất viện về với gia đình.
Và hành trình mang con về được với gia đình sau 1 tháng hay 2 tháng thực hiện Kangaroo của mẹ và người thân luôn mang thật nhiều cảm xúc. Và sau đây là một trong nhiều bức tâm thư mà bệnh viện nhận được từ một gia đình sau khi trải qua hình trình đưa con đến với thế giới nhiệm màu này. Xin được trích dẫn một đoạn như sau:
“Bệnh viện Từ Dũ là nơi đặt nền móng hạnh phúc và yêu thương cho hàng nghìn gia đình hiếm muộn trong đó có gia đình tôi. Vượt qua đoạn đường dài từ nơi tận cùng bản đồ đến với bệnh viện Từ Dũ để tìm 2 bé sinh thần của gia đình tôi. Hành trình dài biết bao ngày tận đến 2 năm vào lúc 00 giờ 15 phút ngày 20 tháng 7 năm 2024 cất tiếng khóc chào đời của 2 bé.....
Những ngày đầu ở Bệnh viện, được các Cô, các Bác tư vấn ân cần, khuyên nhủ động viên, một giọng nói nhẹ nhàng, một ánh mắt đầy sự bao dung thấu hiểu cảm thông cho gia đình tôi. Từ cách chăm sóc, ăn uống, nghỉ ngơi, hỗ trợ bệnh nhân 24/24 dù các cô, các Bác rất bận đến tận khuya. Mặc dù đêm về các cô hăng say bên hồ sơ bệnh nhân. Mấy hôm gia đình quên ghi chiều cao, cân nặng cho 2 bé, cô đến cửa phòng ân cần thăm hỏi và bổ sung vào hồ sơ. Các cô vẫn tươi cười vui vẻ khi công việc vẫn bộn bề, những lời nói khích lệ, nhắc nhở bệnh nhân khi quên nhận thuốc tại buồng trực....
Sau khi điều trị hơn 1 tháng, tôi đã đủ niềm tin và mong mỏi biết bao bố mẹ khác nếu cần sự chăm sóc và các điều kiện đầy đủ hãy lựa chọn và gửi niềm tin vào đội ngũ tri thức tại bệnh viện Từ Dũ....Sự dễ thương, tận tình, chu đáo, hết lòng vì bệnh nhân và các bé sơ sinh, các cô đã truyền thêm sức mạnh cho các bé và gia đình bệnh nhân....”
Như để tiếp thêm sức mạnh cho tất cả nhân viên y tế chúng tôi, vào sáng thứ 7 ngày 14/9/2024 có 2 mẹ con lặn lội không quản đường sá xa xôi đến bệnh viện Từ Dũ gởi lời tri ân đến Ban giám đốc bệnh viện và khoa Sơ sinh. Cách đây 10 năm, Bệnh viện Từ Dũ là nơi đã giúp đưa bé sinh non 29 tuần, cân nặng 1300g chào đời và ấp Kangaroo thành công. Con hiện đang là học sinh giỏi các năm liền.
Tất cả nhân viên Bệnh viện, mà đặc biệt là khoa Sơ sinh đã rất xúc động khi nhận bó hoa tươi thắm và những quả trái cây ngọt ngào từ 2 mẹ con như là những thành quả cống hiến miệt mài trong suốt mấy mươi năm qua được ghi nhận và trân quí.
Chúc cho các mẹ bầu luôn có một thai kỳ khỏe mạnh - cán đích đủ tháng và luôn vượt cạn thành công được “mẹ tròn con vuông”.
1.Chuyên viên Lab hỗ trợ sinh sản
2. Phẫu thuật lấy thai cơ bản
3. Phẫu thuật lấy thai nâng cao
4. Mổ lấy thai các trường hợp nhau cài răng lược...
Chị B.T.H.N 34 tuổi, nhà ở Thủ Đức – TP HCM. Sau khi lập gia đình được hơn 1 năm mà chưa có tin vui, 2 vợ chồng nôn nóng, mong chờ trễ kinh nhưng đợi mãi vẫn không thấy gì nên cuối cùng đi khám bác sĩ nhờ can thiệp hỗ trợ. Sáu tháng canh trứng nhưng vẫn thật bại, đến đầu tháng 3/2024 bác sĩ quyết định tiêm 5 mũi thuốc kích thích trứng để làm IUI. Sau đó chị có tin vui thử que 2 vạch và thử beta HCG máu thấy có thai 2 vợ chồng vô cùng mừng rỡ.
Tiếp theo hành trình trở thành Trung tâm đào tạo Hồi sức sơ sinh chuẩn Châu Âu tại Việt Nam vào tháng 5/2024 đã đánh dấu một cột mốc đáng tự hào của bệnh viện Từ Dũ. Hôm nay bệnh viện Từ Dũ hân hạnh chào đón Bà Alexandra Smith - Tổng Lãnh sự quán Anh, Giám đốc Thương mại tại Việt Nam; Bà Suzanna Lubran, Giám đốc sáng lập Newborns Việt Nam; Ông Gary Hartnoll - Giám đốc chương trình tập huấn Hồi sức sơ sinh cùng đội ngũ giảng viên, phiên dịch viên và nhà tài trợ, chiến lược cho chương trình đào tạo Hồi sức sơ sinh.
Ngày 25/10/2024, Bệnh viện Từ Dũ đã vinh dự tiếp đón đoàn Hội Negaukai từ Nhật Bản, do Giáo sư. Bác sĩ Fujimoto Bunro, Chủ tịch Hội, dẫn đầu. GS.BS Fujimoto Bunro là người đã trực tiếp tham gia ca mổ Việt Đức thành công ngày 04/10/1988. Về phía bệnh viện Từ Dũ
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng là người đã cống hiến gần cả đời tìm hiểu điều "bí ẩn khủng khiếp" gây hậu quả bi thảm với nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam, là người đặt nền móng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, "mẹ đẻ" cô đỡ thôn bản, khởi xướng chương trình "Ươm mầm hạnh phúc".
Thời gian đón tiếp người bệnh: 04g30
Thời gian làm việc: 06g30