Date 16/06/2017

    I. MỤC ĐÍCH

    – Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và thai nhi.

    – Phát hiện sớm các nguy cơ.

    – Đề phòng và tránh được 5 tai biến sản khoa

    – CHỈ ĐỊNH tất cả phụ nữ từ khi có thai đến khi đẻ.

    II. CHUẨN BỊ

    Bác sĩ, nữ hộ sinh: đồng phục theo quy định.

    Thai phụ: được hướng dẫn, giải thích trước khi khám.

    Dụng cụ

    – Sổ theo dõi khám thai.

    – Hồ sơ bệnh án, các loại phiếu xét nghiệm.

    – Bàn khám.

    – Cân, thước đo chiều cao, thước đo khung chậu ngoài, Doppler, máy monitor (nếu có sử dụng).

    – Ống nghe tim phổi, máy đo huyết áp, thước dây.

    – Các phương tiện để thử nước tiểu, que thử thai, giấy quỳ thử nước ối

     III. CÁC BƯỚC KHÁM THAI

    1. Hỏi: phần hành chánh
    2. Hỏi tiền sử:

    – Gia đình

    – Bản thân: nội, ngoại khoa, phụ khoa, sản khoa.

    – Hỏi tiền thai

    – Hỏi ngày đầu kỳ kinh cuối, dự đoán ngày sanh

    – Hỏi tiền căn dị ứng

    – Tình trạng sức khỏe thai kỳ này

    – Nhìn: tổng trạng, dáng đi, màu sắc da, niêm

    – Khám vú

    – Tình trạng phù

    – Cân nặng, chiều cao

    –   Đếm mạch, đo huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở

    –   Bác sĩ nghe tim phổi và khám nội khoa

    1. Khám sản khoa:

    3 tháng đầu thai kỳ

    3 tháng giữa

    3 tháng cuối

    Nhìn:

    Hình dáng tử cung, sẹo mổ cũ

    Sờ:

    - Thành bụng dày, mỏng 

    - Đáy tử cung trên xương mu

     

     

     

     

     

     

    Khám âm đạo:

    - Đặt mỏ vịt:

    +Quan sát màu sắc âm đạo, cổ tử cung, tình trạng viêm nhiễm, huyết trắng.

    + các bất thường đường sinh dục

    - Thăm khám âm đạo: dấu hiệu Noble, Hegar

    - Xác định tình trạng thai, khối u.

    Nhìn:

    Màu sắc da, vết nứt

     

    Sờ:

    - Thành bụng dày, mỏng -Có cơn gò tử cung

    - Đo bề cao tử cung

    Nắn: Có dấu hiệu bập bềnh của thai

     

    Nghe tim thai:

    Nhịp tim thai trung bình 140 lần/phút

     

    Khám âm đạo:

    Khi có dấu hiệu bất thường

    Nhìn:

    Màu sắc da, vết nứt

     

    Sờ:

    - Thành bụng dày, mỏng

    - Có cơn gò tử cung,

    - Đo bề cao tử cung

    Nắn: Có dấu hiệu bập bềnh của thai

    Nắn 4 thủ thuật Leopold

    Nghe tim thai:

    Nhịp tim thai trung bình 140 lần/phút

     

    Khám âm đạo:

    - Khám khung chậu xác định ngôi thai, dấu hiệu chuyển dạ.

    - Đánh giá khung chậu nhỏ?

    4.  Cận lâm sàng:

    3 tháng đầu thai kỳ

    3 tháng giữa

    3 tháng cuối

    Xét nghiệm thường quy

    Huyết đồ

    Nhóm máu

    Rh

    HIV

    BW

    HbsAg

    Rubella

    - Test đường huyết khi đói

    - Double test

     

    Nước tiểu:

    Tổng phân tích nước tiểu 10 thông số

    Siêu âm:

    - Phát hiện thai, tình trạng thai, tuổi thai

    - Đo độ mờ da gáy (từ 11 – 13 tuần 6 ngày)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Đo ECG:

    Đo ECG 1 lần trong suốt thai kỳ

    Xét nghiệm:

    Test dung nạp đường (nhóm nguy cơ)

     

     

     

     

     

    - Triple test (nếu chưa thực hiện Doule test, đo độ mờ da gáy)

    Nước tiểu:

    Tổng phân tích nước tiểu 10 thông số

    Siêu âm:

    - Siêu âm hình thái học thai nhi

    - Siêu âm tiền sản: phát hiện bất thường qua siêu âm cấp 1 hoặc test sàng lọc nguy cơ cao

    Xét nghiệm:

    Test dung nạp đường (nhóm nguy cơ)

     

     

     

     

     

     

     

     

    Nước tiểu:

    Tổng phân tích nước tiểu 10 thông số

    Siêu âm:

    - Siêu âm: lúc thai 32 tuần, để xác định ngôi thai, lượng ối, vị trí nhau, sự phát triển của thai

    - Siêu âm màu (thai ≥ 28 tuần), khi nghi ngờ thai chậm phát triển: mẹ tăng cân chậm, bề cao tử cung không tăng, mẹ cao huyết áp, các số đo sinh học thai nhi không tăng sau 2 tuần… có thể lập lại siêu âm sau 2 tuần.

    - Non stresstest: Thực hiện theo chỉ định

    5. Tiêm phòng uốn ván (VAT):

    – Mục đích tiêm phòng để ngừa uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh ngay sau sanh

    – Có thai lần đầu: chưa tiêm ngừa VAT

    + VAT1: càng sớm càng tốt, thường được tiêm từ tháng thứ 4 trở đi

    + VAT2: Cách VAT1 ít nhất 1 tháng và chậm nhất là 1 tháng trước đẻ

    – Các trường hợp khác: tiêm VAT theo chỉ định bác sĩ

    6. Giáo dục sức khỏe:

    – Hướng dẫn thai phụ đếm cử động thai: bình thường có ít nhất 4 cử động thai/ 1 giờ

    – Dinh dưỡng: Đầy đủ, hợp lý, không ăn kiêng, tránh thức ăn nhiều gia vị, không uống rượu, bia, cà phê, không hút thuốc lá.

    – Vệ sinh: Giữ vệ sinh cá nhân, vú, bộ phận sinh dục, không thụt rửa âm đạo

    – Vận động: Làm việc, ngủ và nghỉ ngơi, sinh hoạt vợ chồng hợp lý.

    7. Ghi chép hồ sơ -  sổ khám thai:

    – Điền đầy đủ các thông tin vào hồ sơ và sổ khám thai

    – Ghi chép rõ ràng, không tẩy xóa

    8. Thông báo kết quả  và hẹn tái khám

    – Hướng dẫn ngày tái khám

    – Khám ngay khi có dấu hiệu bất thường tại cơ sở y tế gần nhất

    P. Điều dưỡng

    Connect with Tu Du Hospital