I. MỤC ĐÍCH
– Nhận định được tình trạng âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, khung chậu.
– Phát hiện các bất thường ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, khung chậu.
– Xác định độ xoá mở cổ tử cung, ngôi thai, kiểu thế, đầu ối, khung chậu.
II. CHỈ ĐỊNH
Tất cả các thai phụ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Nhau tiền đạo
– Nhau bám thấp
IV. CHUẨN BỊ
1. Dụng cụ:
– Phòng kín, bình phong che.
– Dụng cụ làm vệ sinh
+ Hộp đựng gòn
+ Chén inox
+ Kềm
+ Bình nước chín
+ Dung dịch sát khuẩn
+ Dung dịch bôi trơn
– Găng: 2 ngón hoặc 5 ngón đã được tiệt khuẩn
2. Người bệnh:
– Hướng dẫn người bệnh đi tiểu
– Nằm tư thế sản phụ khoa
3. Nhân viên y tế:
– Trang phục chỉnh tề
– Mang khẩu trang
– Rửa tay thường quy
V. NGUYÊN TẮC
– Đảm bảo vô trùng
– Kín đáo
– Thông báo và giải thích cho người bệnh trước khi khám
– Thao tác nhẹ nhàng
VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Rửa âm hộ.
- Sát khuẩn âm hộ, tầng sinh môn và hai bên đùi.
- Mang găng vô khuẩn và thấm dung dịch bôi trơn
- Trải khăn vô trùng.
- Quan sát vùng âm hộ, tầng sinh môn xem có bình thường không (chồi, sùi, mào gà…)
- Dùng ngón 2 và 3 của tay phải nhẹ nhàng tách giữa 2 môi nhỏ đưa vào âm đạo, hướng về xương cùng.
- Nhắc người bệnh hít thở sâu, mềm bụng. trong suốt thời gian khám âm đạo.
- Thăm khám theo thứ tự sau:
– Âm đạo: xem có khối u, vách ngăn gì không.
– Cổ tử cung:
+ Tư thế trước, sau, trung gian
+ Mật độ (chắc hay mềm)
+ Độ xoá, mở và các bất thường khác
– Tình trạng ối:
+ Hình thành đầu ối.
+ Ối còn: ối phồng, dẹt, hình quả lê (thai chết lưu)
+ Ối vỡ: màu, mùi, lượng nước ối và xác định: sa dây rốn hoặc sa chi không?
– Ngôi thai, kiểu thế, độ lọt.
– Khám khung chậu (tiểu khung) để xem sự tương xứng của ngôi thai và khung chậu.
- Sau khi khám xong rút tay ra khỏi âm đạo, quan sát dịch tiết theo găng (khí hư, màu, nước ối...)
- Tháo găng bỏ vào thùng rác y tế.
- Rửa âm hộ.
- Hướng dẫn sản phụ tư thế tiện nghi, thoải mái.
- Thu dọn dụng cụ
- Ghi hồ sơ bệnh án.
– Âm hộ - tầng sinh môn
– Âm đạo
– Cổ tử cung
– Ngôi
– Ối
– Các bất thường khác
– Khung chậu