Date 15/06/2017

    I.  MỤC ĐÍCH

    Tiêm thuốc vào trong da để thử phản ứng thuốc hoặc tiêm vắc xin phòng bệnh. 

    II. CHỈ ĐỊNH

    – Cấp cứu cần có hiệu quả nhanh.

    – Không uống được hoặc không nuốt được.

    – Thuốc dễ bị phá huỷ và biến chất bởi men tiêu hoá.

    – Thử phản ứng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

    – Phòng bệnh: vắc xin.

    III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

    Bệnh nhân đang có cơn dị ứng cấp tính.

    IV. CHUẨN BỊ

    1. Dụng cụ

    Dụng cụ vô khuẩn:

    – Khay chữ nhật.

    – Bơm, kim tiêm thích hợp.

    – Kềm Kocher, ống cắm kềm.

    – Gòn, gạc, hộp đựng gòn cồn.

    Dụng cụ sạch và thuốc:

    – Cồn 700.

    – Thuốc theo y lệnh.

    – Hộp thuốc chống sốc.

    – Bồn hạt đậu (túi nylon).

    – Sổ thuốc (phiếu thuốc).

    Dụng cụ khác:

    – Hộp đựng vật sắc nhọn.

    – Thùng đựng chất thải.

    2.  Người bệnh

    – Thông báo và giải thích cho người bệnh và gia đình biết việc sắp làm giúp người bệnh yên tâm và hợp tác trong quá trình tiêm.

    – Hỏi tiền sử dị ứng thuốc.

    – Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp.

    V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

    1. Giải thích cho người bệnh và đặt người bệnh tư thế thích hợp.
    2. Điều dưỡng đội nón, mang khẩu trang, rửa tay.
    3. Thực hiện 5 đúng:

    – Đúng người bệnh.

    – Đúng thuốc.

    – Đúng liều.

    – Đúng đường dùng.

    – Đúng thời gian.

    1. Kiểm tra lại thuốc, sát khuẩn ống thuốc (hoặc nước cất) dùng gạc vô khuẩn bẻ ống thuốc.
    2. Chọn bơm kim tiêm thích hợp, xé vỏ bao và thay kim lấy thuốc.
    3. Pha thuốc và rút thuốc vào bơm tiêm.
    4. Thay kim tiêm, đẩy không khí ra khỏi bơm tiêm, đặt vào khay vô khuẩn.
    5. Bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm:

    - 1/3 trên mặt trước ngoài cánh tay.

    - 1/3 trên mặt trước trong cẳng tay.

    1. Sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra ngoài.
    2. Điều dưỡng sát khuẩn tay nhanh.
    3. Tiến hành tiêm thuốc cho người bệnh:

    – Một tay căng da nơi tiêm, một tay cầm bơm tiêm đưa kim vào biểu bì chếch 1 góc 150 so với mặt da ngập mũi vát.

    – Bơm thuốc (1/10ml) khi bơm có cảm giác nặng tay, tại chỗ tiêm có nổi phồng da cam to bằng hạt bắp.

    – Căng da rút kim nhanh và không ấn gòn, không sát khuẩn lại nơi tiêm nếu thử phản ứng.

    – Dùng bút khoanh tròn nơi tiêm cách nốt tiêm 2 cm, ghi tên thuốc tiêm (nếu có thử phản ứng).

    – Nếu thử phản ứng thực hiện tiêm mũi chứng bằng nước cất tương tự như mũi tiêm thuốc và cách mũi thử thuốc 3 – 5 cm.

    1. Giúp người bệnh về tư thế thoải mái, hướng dẫn những điều cần thiết.
    2. Thu dọn dụng cụ.
    3. Đọc kết quả thử phản ứng sau 10 – 15 phút.

    VI. ĐÁNH GIÁ – GHI HỒ SƠ

    – Thời gian tiêm.

    – Thuốc tiêm, liều lượng.

    – Nữ hộ sinh thực hiện.

    – Đọc và ghi kết quả phản ứng (nếu có).

    VII. THEO DÕI

    – Tổng trạng bệnh nhân.

    – Màu sắc da ở vị trí tiêm thuốc và mũi chứng (nếu vùng da bị đỏ sẽ đo đường kính vùng da đỏ)

    Nơi tiêm thuốc

    Nơi tiêm nước cất

    Kết quả

    Đỏ, đường kính ³10 mm

    Bình thường

    Dương tính

    Bình thường

    Bình thường

    Âm tính

    - Trong trường hợp nếu kết quả dương tính, ngưng thực hiện y lệnh thuốc và báo bác sĩ.

    P. Điều dưỡng

    Connect with Tu Du Hospital