Date 14/04/2011

    TS.BS. Bùi Thị Phương Nga
    PGS.TS. Nguyễn Duy Tài - ĐHYD Tp.HCM
    PGS.TS. Trần Thị Lợi - ĐHYD Tp.HCM

    Tóm tắt:

    Một nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu được tiến hành từ tháng 03/2002 đến tháng 05/2005 tại bệnh viện Từ Dũ trên 230 bệnh nhân vô sinh do tắc vòi trứng đọan xa và/hoặc dính phần phụ với thời gian theo dõi từ 17 đến 38 tháng, nhằm đánh giá kết quả của phẫu thuật tạo hình vòi trứng qua nội soi đồng thời khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến kết quả có thai sau phẫu thuật.

    Kết quả:
    -  Tỷ lệ có thai trong tử cung là 31.42% và thai ngoài tử cung là 11%.

    -  Sau khi đã hiệu chỉnh với các yếu tố khác như là dính phần phụ, tuổi bệnh nhân, thời gian vô sinh, thì tổn thương vòi trứng là yếu tố tiên đoán có ý nghĩa đến khả năng có thai sau phẫu thuật. Cụ thể là tỷ lệ có thai trong tử cung giảm dần  theo mức độ tổn thương vòi trứng: không tổn thương (nghĩa là chỉ có dính phần phụ đơn thuần) là 54.09%, tổn thương độ I là 39.81%, tổn thương độ II là 15.57% , tổn thương độ III là 4.88. Ngược lại, tỷ số nguy cơ xảy ra thai ngoài tử cung so với thai trong tử cung tăng dần theo mức độ tổn thương vòi trứng (1.99 ở  nhóm tổn thương độ III).

    -  Những trường hợp có thai xảy ra ngay sau mổ và tăng nhanh trong 12 tháng đầu tiên, chậm dần đi trong 12 tháng kế tiếp. Những trường hợp thai ngoài tử cung chỉ xảy ra trong 20 tháng đầu sau mổ. Trong khi đó thai trong tử cung xảy ra cho đến tháng thứ 30 sau mổ.

    Kết luận: PTNS có vai trò quan trọng trong điều trị những trường hợp vô sinh do tắc vòi trứng đoạn xa và/hoặc dính phần phụ. Tuy nhiên, cần cân nhắc chỉ định điều trị đối với từng mức độ tổn thương vòi trứng khác nhau và thời gian chờ đợi có thai sau mổ nói chung không nên quá 2 năm.

    LAPAROSCOPIC EFFECTS ON TREATMENT OF INFERTILITY DUE TO TUBO-PERITONEUM

    Abstract:
    A prospective cohort study was conducted between March 2002 and May 2005 at Tu Du  hospital. Two hundred and thirty patients with infertility caused by distal tubal occlusion and/or adnexal adhesion were followed over a period of 17 to 38  months. The objectives of the study were to assess the effects of laparoscopy in tuboplasty and to examine the influences of some related factors on the possibility of post-operative pregnancy.

    Results:
    -  Rate of intrauterine pregnancy was 31.42% and that of ectopic pregnancy was 11%.

    -  After adjustment for other factors such as adnexal adhesion, patients age, and infertility duration, stage of tubal  damage was a significant predictor of post-operative pregnancy possibility. Rate of intrauterine pregnancy decreased according to the stage of tubal damage: 54.09% with only adnexal adhesion (without any tubal damage), 39.81%, 15.57% and 4.48%, with damage stage I, II, III, respectively. In contrast, risk  ratio of ectopic pregnancy over intrauterine pregnancy increased as the stage of tubal damage increased (i.e., it was 1.99 with damage stage III).

    -  The possibility of getting pregnant was highest right after the operation and strongly increased within the first 12 months, but slightly increased within  the next 12 months. Ectopic pregnancies were occurred only in the first 20 months after the operation, whilst the intrauterine pregnancy could be happened until the 30th month after the operation.

    Conclusion:

    Laparoscopy plays an important role in the treatment of infertility due to distal tubal occlusion and/or adnexal adhesion. However, the indication for the treatment should be considered according to different stages of tubal damage and expected time for postoperative pregnancy should not be over 2 years.

    Trích HN Việt - Pháp lần 8, năm 2008


    Connect with Tu Du Hospital