Loop electrosurgical excision in treatment of cervical intraepithelial neoplasia grade II-III
BS. Lê Tiếng Thanh, BS.Lê Ngọc Diệp
BV Từ Dũ
TÓM TẮT:
Tuổi mắc bệnh trung bình là 40.7+/-8.02,tập trung cao nhất trong nhóm 30-40 tuổi(65.4%).Bệnh nhân đến từ các tỉnh chiếm 65.1%. Số bệnh nhân trẻ chưa đủ con chiếm 25.1%. Triệu chứng lâm sàng thường nghèo nàn,61.5% đi khám vì huyết trắng, 31.4% phát hiện bệnh nhờ khám sức khỏe định kỳ. Hầu hết bệnh nhân đều có kết quả Pap smear và soi cổ tử cung bất thường, trong đó hình ảnh soi thường gặp nhất là vết trắng sau bôi acid acetic 3% (88.7%).
Tỷ lệ khỏi bệnh sau 6-36 tháng theo dõi là 97.3%, tái phát 2.7% xảy ra trong 12-24 tháng sau khoét chóp. Chỉ có 2.9% chảy máu sau khoét chóp,0.2% nhiễm trùng. Tất cả các trường hợp này đều điều trị ngoại trú. Biến chứng xa thường gặp nhất là chít hẹp lỗ cổ tử cung (16.9%). Có 16 trường hợp mang thai lại(2.5%), trong đó có 5 trường hợp sanh thường.
Kết quả sau giải phẫu bệnh sau khoét chóp cho thấy có 8.1% trường hợp ung thư cổ tử cung xâm lấn.
Kết luận:
Khoét chóp bằng vòng cắt đốt điện có hiệu quả cao và an toàn trong điều trị và chẩn đoán các tổn thương tân sinh biểu mô cổ tử cung độ II-III. Thủ thuật dễ thực hiện, chi phí điều trị thấp, và có khả năng bảo tồn khả năng sinh sản ở các phụ nữ trẻ chưa đủ con.
Thử nghiệm Pap smear và soi cổ tử cung đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát và phát hiện các tổn thương tân sinh trong biểu mô cổ trử cung ở nhiều mức độ khác nhau.
Trích Tài liệu HN Phòng chống Ung thư phụ khoa lần 04, năm 2009