Ts. Bs. Huỳnh Thị Thu Thủy
Phó Giám Đốc – BVTừ Dũ
MỤC TIÊU
Sau khi học xong, học viên có khả năng:
2. Nêu ra được những tình huống có khả năng gây nhau bong non.
3. Mô tả được những triệu chứng điển hình của nhau bong non.
4. Trình bày được diễn tiến và biến chứng của nhau bong non đối với mẹ và con.
5. Trình bày được cách xử trí trong nhau bong non.
I. ĐẠI CƯƠNG
Nhau bong non là 1 cấp cứu trong sản khoa, xảy ra đột ngột, diễn tiến nhanh chóng, trong chốc lát từ nhẹ có thể trở thành nặng, thường gây tử vong cho thai nhi và đe dọa tính mạng người mẹ do tình trạng mất máu, biến chứng rối loạn đông máu hay vô niệu.
Do vậy cần phải chẩn đoán thật sớm, xử trí hết sức khẩn trương. Càng sớm và khẩn trương bao nhiêu thì càng có lợi cho mẹ và thai bấy nhiêu, nhất là ở hình thái nhẹ thì có khả năng cứu được cả mẹ lẫn con.
Định nghĩa: Nhau bong non là trường hợp nhau bám đúng vị trí nhưng bị bong sớm trước khi sổ thai do sự hình thành khối máu tụ sau nhau. Khối máu tụ này lớn dần làm bong dần bánh nhau khỏi thành tử cung làm cắt đứt trao đổi tuần hoàn giữa mẹ và con gây hậu quả tất yếu là thai chết, xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Thuật ngữ: Placental abruption, Abruptio placentae. Theo tiếng La tinh Abruptio placentae nghĩa là rending asunder của bánh nhau, chứng tỏ một tai nạn xảy ra đột ngột, đặc điểm lâm sàng thường gặp nhất của biến chứng này.
Tần suất : nhau bong non thay đổi do việc sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau. Tùy theo mỗi tác giả nên tỉ lệ nhau bong non cũng khác nhau. Ví dụ trong giai đoạn II của chuyển dạ, khi thai được tống xuất chậm từ tử cung vào âm đạo, nhau có thể bong một phần, với những trường hợp này, một số tác giả chẩn đoán là nhau bong non nhưng một số khác thì không chấp nhận.
Theo Karegard và Gennser (1986) tần suất là 1/225. Theo Ananth và cs (1999) tổng quan từ 13 nghiên cứu trên gần 1.6 triệu thai kỳ báo cáo tần suất là 1/155.
Tai Việt Nam, tần suất là 0,38 – 0,60% (Bệnh viện C Hà Nội- 1961)
Tần suất nhau bong non cũng như thể nặng giảm theo thời gian, 1956 – 1967 theo Pritchard và Brekken là 1/420. Nhờ vào sự chăm sóc, quản lý thai nghén tốt, phương tiện vận chuyển cấp cứu được cải thiện nên tần suất nhau bong non thể nặng giảm 1/830 (1974 – 1989, Pritchard và cs). Từ 1988 – 1999, tần suất giảm còn 1/1550.
Sự tái phát của nhau bong non: thay đổi tùy tác giả: Theo Paterson (1979) là 1/18, Pritchard và cs (1970) 1/10 và theo Hibbard và cs là 1/6. Sự tái phát này làm cho lần mang thai sau trở thành thai kỳ có nguy cơ cao. Vấn đế điều trị cho thai kỳ sau rất khó và nhau bong non có thể xảy ra đột ngột vào bất kỳ thời gian nào, ngay cả rất sớm mà không có dấu hiệu báo trước. Saski và Compton (1976) cho rằng NST và ST vẫn bình thường trong khoảng 14 giờ trước khi nhau bong non, ngay cả nhau bong non nặng gây chết thai nhanh.
Bệnh suất và tử suất chu sinh: Trong hầu hết các báo cáo, tử suất sơ sinh trong nhau bong non khoảng 25%. Theo Ananth và cs (1999) nghiên cứu trên 530 trường hợp nhau bong non, nhận thấy có 40% trường hợp sanh non. Thai chết lưu do những nguyên nhân khác giảm đáng kể, trong khi đó thai lưu do nhau bong non đặc biệt cao. Ví dụ, 12% thai chết lưu trong 3 tháng cuối thai kỳ là hậu quả của nhau bong non (40.000 ca sanh 1992 đến 1994 tại bệnh viện Parkland, báo cáo Cunningham và Hollier, 1997). Tần suất này tương tự với báo cáo của Fretts và Usher (1997) nghiên cứu trên 60.000 ca sanh tại BV. Royal Victoria ở Montreal 1978 – 1995, nhau bong non là nguyên nhân hàng đầu 15%. Điều quan trọng là ngay cả bé còn sống, có nhiều di chứng nghiêm trọng, Theo Abdella và cs (1984), 14% có di chứng thần kinh đáng kể trong năm đầu tiên của đời sống.
* Nội dung chi tiết bài viết vui lòng bạn tải file .pdf