Date 20/05/2011

    ThS. BS Cam Ngọc Phượng
    Bệnh viện Nhi Đồng 1

    Theo báo cáo của Ramachandrappa và Jain năm 2009, tỷ lệ sanh non tăng, trong đó, tỷ lệ sanh non muộn tiếp tục tăng, từ 7,3% năm 1990 đến 9,1% năm 2005. Sự gia tăng của sanh mổ chủ động có thể là nguyên nhân chính của gia tăng tỷ lệ sanh non muộn. 

    Nguyên nhân sanh muộn gia tăng có thể do yếu tố bà mẹ (như không hiểu biết về nguy cơ của sanh mổ, mê tín và tiện lợi gia đình) hoặc yếu tố thầy thuốc (như ước tính tuổi  thai nhầm, sự thuận tiện cho thầy thuốc). Các hậu quả của sanh non muộn gồm có tăng tỷ lệ tử vong, suy hô hấp, thời gian nằm viện, tăng bilirubin máu, phải sử dụng kháng sinh, cần tiêm truyền tĩnh mạch, cần nuôi ăn qua thông dạ dày, ảnh hưởng sự phát triển thần kinh. Vì vậy, Hiệp Hội Sản Phụ khoa Hoa kỳ - The American College of Obstetrics and Gynecology (ACOG) đề nghị: Tránh sanh mổ chủ động trước 39 tuần. Điều quan trọng là cần xác định tuần tuổi thai chính xác để tránh mổ chủ động sớm không cần thiết.

    Trích Tài liệu HN Việt - Pháp lần 11, năm 2011

    Connect with Tu Du Hospital