Date 07/04/2012

    Một lần đi công tác cùng Bác qua suối, hai  chiến sĩ cảnh vệ vội lại gần toan đỡ Bác, Bác bảo: 
     
    - Bác đi được, các chú cứ đi đi.

    Nói rồi, tay chống  gậy, tay xắn quần, Bác bước xuống suối. Hai chiến sĩ cảnh vệ đi hai bên, phòng giúp Bác khi gặp khó khăn. Bác vừa cẩn thận đi từng bươc vừa lấy gậy dò mực nước. Thỉnh thoảng Bác nhắc các đồng chí đi sau: “chỗ này sâu, khéo ướt quần!”, “chỗ này rêu trơn, đi cẩn thẩn”.
    Gần qua hết suối, chợt Bác trượt chân suýt ngã. Hoảng quá, các chiến sĩ vội đến đỡ Bác. Thấy Bác đã đứng vững, anh em mới yên tâm. Bác vẫn chưa đi. Người cúi xuống xem lại chỗ vừa trượt chân và nói: 

    - Hòn đá đã tròn lại có nhiều rêu trơn, hơn nữa chỗ này sắp đến bờ, thường dễ sinh ra chủ quan, nên rất có thể bị ngã.

    Nói xong, Bác cuối xuống vứt hòn đá ấy đi nơi khác và bảo: 

    - Phải tránh cho người đi sau khỏi ngã.

    Một lần khác, Bác cháu lại lội qua suối. Ở đây có những hòn đá to nổi lên trên nước, chỉ việc bước từ hòn đá này sang hòn đá kia mà đi một cách dễ dàng.
    Khi Bác đã qua hết suối, một chiến sĩ đi sau chợt sẩy chân bị ngã. Thấy vậy, Bác dừng lại bên bờ đợi, đồng chí chiến sĩ đi tới, Bác hỏi: 

    - Chú ngã có đau không?
    - Dạ không sau ạ!
    - Tại hòn đá bị kênh ạ.
    - Cần phải kê lại để người khác  qua suối không còn bị ngã nữa.

    Vâng lời Bác, đồng chí chiến sĩ vội quay lui kê lại hòn đá. Vừa đi Bác vừa dặn: 

    - Khi ngã cần phải xem tại sao mình bị ngã, để lần sau mà tránh. Cái gì đã làm cho mình ngã thì phải vứt bỏ nó đi để  tránh cho người sau.

    Ngọc Châu (công an nhân dân vũ trang)
      (Trích những năm tháng bên Bác, NXB công nhân dân, năm 1985)

    Connect with Tu Du Hospital