Chị T vui mừng khó tả khi chị có thể tự tay ôm con vào lòng, cho con bú những giọt sữa non đầu tiên mặc dù có khó khăn cần sự trợ giúp từ người thân và nhân viên y tế. Sáng ngày 2/10/2024 với sự phối hợp nhịp nhàng trên cả tuyện vời của 2 bệnh viện Từ Dũ và Răng Hàm Mặt Trung Ương đã thực hiện thành công ca mổ cho chị T, một trường hợp rất khó và đặc biệt nhất từ trước giờ.

Thông tim can thiệp bào thai là một lĩnh vực y tế chuyên sâu trong sản phụ khoa mà hiện nay có rất ít trung tâm trên thế giới có thể thực hiện được. Phẫu thuật thông tim can thiệp bào thai thành công mang lại cơ hội cứu sống sau cùng cho các em bé không may mắc bệnh tim bẩm sinh nặng.

Theo thông lệ, hàng tháng bệnh viện Từ Dũ đều có tổ chức lễ trao kỷ niệm chương cho nhân viên đến tuổi hưu để cả bệnh viện mà đặc biệt là Đảng ủy - Ban giám đốc tỏ lòng tri ân đến tất cả những nhân viên đã cống hiến cả cuộc đời thanh xuân tươi đẹp nhất cho sự phát triển của bệnh viện cũng như sự tận tâm cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe chị em phụ nữ của mỗi nhân viên bệnh viện.

Ngày 18/9 có sản phụ L.T. M.V mang thai lần thứ 2, thai được 39 tuần 6 ngày, tự nhiên thấy đau bụng từng cơn nên biết mình sắp sinh quyết định từ Bến Tre lên Bệnh Viện Từ Dũ sanh. Vì trong quá trình khám thai chị V có phát hiện bệnh lý tim mạch - nhịp nhanh thất và đang điều trị bằng thuốc uống nên chọn Bệnh viện Từ Dũ để sanh.

Sinh non là một biến chứng sản khoa nguy hiểm chiếm tỉ lệ khoảng 10% cho tất cả thai kỳ. Điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh mạng của mẹ và bé đặc biệt là sinh rất non và cực non. 

Mức độ sinh non thường được mô tả theo tuổi thai, thông thường sẽ chia ra 4 mức độ; Sanh Cực non: Là em bé sinh trước 28 tuần tuổi thai; Sanh Rất non: Là em bé sinh ra từ 28 – 31 tuần 6 ngày; Sanh Non trung bình: Là em bé sinh ra từ 32 – 33 tuần 6 ngày; Sanh Non muộn: Là em bé sinh ra từ 34 – 36 tuần 6 ngày.

 

Làng Hòa Bình Bệnh viện Từ Dũ luôn để lại dấu ấn đặc biệt cho những ai đã từng gắn bó hoặc đã từng ghé thăm 1 lần trong đời. Nơi đây là mái ấm, là gia đình của hàng trăm bé kém may mắn, bị kiếm khuyết nặng về thể chất và tinh thần được chăm sóc và nuôi nấng, dạy dỗ suốt hơn 30 năm qua.

Sáng ngày 11/9/2024 Sở Y tế TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng bệnh viện Từ Dũ long trọng tổ chức lễ trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cho Bs. CKII Vương Đình Bảo Anh.

Hội nghị Gây mê hồi sức trong Sản phụ khoa do Bệnh viện Từ Dũ tổ chức ngày 07.09.2024 tại Trung tâm Hội nghị River Side, quận 4, TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra thành công với sự tham gia của gần 500 đại biểu đến từ 22 tỉnh thành trên cả nước. Đây là sự kiện quan trọng trong lĩnh vực y khoa, đặc biệt là gây mê hồi sức trong sản phụ khoa, với sự góp mặt của nhiều chuyên gia hàng đầu từ Việt Nam và quốc tế. Hội nghị đã tạo ra một diễn đàn chuyên môn uy tín, nơi các chuyên gia có thể trao đổi, cập nhật kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm về những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực này.

Bệnh viện Đồng Nai chuyển em lên bệnh viện Từ Dũ lúc 14h ngày 24/8/2024 trong tình trạng vẻ mặt lừ đừ, da xanh, niêm nhạt, sốt cao, mạch nhanh, huyết áp thấp, phản ứng đề kháng thành bụng, huyết âm đạo rất hôi, tử cung to khoảng thai 14 tuần, ấn rất đau. Các Bác sĩ trực nhanh chóng tiếp nhận, khám và hội chẩn trưởng kíp trực vì nhận định đây là một trường hợp sốc nhiễm trùng, cần tiến hành mổ cấp cứu sau khi hồi sức nội khoa ổn định. 

Được sự chỉ đạo của Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em – Bộ Y tế, bệnh viện Từ Dũ tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Chỉ đạo tuyến về chăm sóc sức khỏe sinh sản 6 tháng đầu năm và kế hoạch hoạch động 6 tháng cuối năm 2024 đồng thời lồng ghép sinh hoạt khoa học các chuyên đề liên quan đến tai biến sản khoa

 

Nhiễm khuẩn bệnh viện hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh, gây tăng chi phí điều trị, kéo dài ngày nằm viện và tăng tỉ lệ tử vong.
Kiểm soát nhiễm khuẩn là việc áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn ngừa lan truyền tác nhân gây nhiễm khuẩn trong hoạt động khám chữa bệnh.

 

Trưa ngày 9/7/24 sản phụ N.T.V được nhập bệnh viện Từ Dũ sau khi kiểm tra sức khỏe thai nhi cho thấy nhịp tim thai dao động bất thường kèm dấu hiệu chuyển dạ sanh non. Sau khi hoàn tất hồ sơ bệnh án và xét nghiệm tiền phẩu đầy đủ chị V được mổ lấy thai bán khẩn. Lúc hơn 14 giờ phẫu thuật được tiến hành và ngay sau đó một em bé Trai khóc to, cân nặng 2700g, hồng hào giống như bao em bé khỏe mạnh khác được chào đời. Tất cả nhân viên y tế lúc đó cũng vỡ òa trong niềm vui sung sướng vì hành trình em đến với cuộc đời này đặc biệt hơn các em bé khác.

Chị L, 33 tuổi, nhà ở Bến Cát, Bình Dương mang thai lần thứ 3, thai được 38 tuần 2 ngày bị đái tháo đường thai kỳ điều trị tiết chế ổn định. Chị L. đã từng 2 lần sinh thường vào năm 2017 và 2022 với tiền căn bị băng huyết sau sinh nên lần này 2 vợ chồng xác định phải sinh ở Bệnh viện Từ Dũ cho an toàn. 

Để phục vụ công tác chuyên môn ngày càng tốt hơn, Bệnh viện Từ Dũ luôn chú ý phát triển công tác đào tạo cho đội ngũ nhân viên hộ sinh - là lực lượng y tế trực tiếp chăm sóc cho sản phụ. Dựa trên khóa học mà Tổ chức Y tế Thế giới đã từng tập huấn tại BV Từ Dũ với chủ đề: "Chăm sóc khi sinh để đạt được trải nghiệm tích cực", hôm nay bệnh viện phối hợp với Trường Đại học Edinburgh Napier và Newborns Việt Nam tổ chức tổ chức khóa học: "Chăm sóc tôn trọng trong sản khoa". Nhằm mục đích cải thiện quá trình chăm sóc trong cuộc chuyển dạ và lúc sinh được tốt nhất để tất cả sản phụ có một hành trình vượt cạn thật thoải mái và an toàn nhất. 

Nhân Ngày gia đình Việt Nam 28/06, với mong muốn chị em phụ nữ luôn luôn hạnh phúc dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào
- Chủ toạ: BS CKII Trần ngọc Hải
- Báo cáo viên: BS CKII Lê Ngọc Diệp
- Điều phối: BS CKI Nguyễn Lệ Quyên

Chiều ngày 12/6/2024 Bệnh viện Từ Dũ đã long trọng tổ chức buổi lễ đón tiếp bà Tổng lãnh sự Anh và Hội đồng hồi sức Châu Âu đến trao quyết định chứng nhận Bệnh viện Từ Dũ là Trung tâm đào tạo hồi sức sơ sinh theo tiêu chuẩn Châu Âu.

Hội thảo Sản Phụ khoa Việt - Pháp - Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 24 đã diễn ra thành công trong hai ngày 9 & 10/05/2024, thu hút đông đảo các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực sản phụ khoa. Với chủ đề "Cập nhật kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm về các tiến bộ y học trong lĩnh vực Sản Phụ khoa", hội thảo đã mang đến những thông tin mới nhất về các phương pháp chẩn đoán và điều trị tiên tiến, đặc biệt là trong lĩnh vực phẫu thuật nội soi.

Video

Chương trình 180 Giây thay đổi khai máy vào ngày đầu tháng 03 năm 2020, phát sóng tập đầu tiên từ ngày 13/03/2020, và tập cuối cùng khép lại chương trình ngày 09/08/2021. 

Cuộc thi “Lan tỏa năng lượng tích cực lần II – 2020” do báo Tuổi Trẻ tổ chức nhằm giúp bạn bạn đọc chia sẻ những câu chuyện tích cực, nhân văn, tràn đầy năng lượng để lan tỏa điều tích cực đến cộng đồng

Cuộc thi thu hút 16 đội tham gia thuộc các phiên trực, tour trực và các khoa lâm sàng trong bệnh viện, trong vòng 2 tuần các đội thi đã hoàn thành các video theo tiêu chí Ban tổ chức đề ra.

 

Đeo khẩu trang  là một trong các biện pháp để ngăn ngừa giọt bắn của người xung quanh ho, hắt hơi, khạc nhổ bám vào.Người dân cần đeo khẩu trang khi:- Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh truyền nhiễm.- Trong môi trường có khả năng tiếp xúc virus gây bệnh qua đường hô hấp, vùng dịch vì nguy cơ gặp người bệnh xung quanh cao.- Phải sống, sinh hoạt trong một không gian kín với thời gian kéo dài như xe buýt, máy bay.- Đám đông trong vùng dịch.

Nội dung chi tiết vui lòng xem file đính kèm

Nội dung chi tiết vui lòng xem file đính kèm

Nội dung chi tiết vui lòng xem file đính kèm

Trong kế hoạch đào tạo tháng 3, khoa Sanh nhắc lại “Hướng dẫn phòng ngừa viêm phổi bệnh viện”, ban hành kèm theo quyết định số 3671/ QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, đã tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp trên đối tượng phụ nữ tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ, so sánh với phương pháp điều trị chính. Tăng huyết áp mạn tính nhẹ trong nghiên cứu được định nghĩa là huyết áp 140-159/90-104 mmHg trước 20 tuần của thai kỳ.

Nhiễm trùng huyết – sepsis - vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 11 triệu người tử vong mỗi năm do tình trạng này. Các yếu tố chính của việc quản lý sepsis là chẩn đoán sớm, liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm sớm và phù hợp, với biện pháp kiểm soát nguồn gây bệnh thích hợp và bảo tồn chức năng các cơ quan.

Sự ra đời của vắc-xin giúp chúng ta chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tổ chức y tế thế giới ước tính chương trình tiêm chủng hiện nay giúp ngăn ngừa 3,5-5 triệu ca tử vong mỗi năm do các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm và sởi [2].

Phòng ngừa suy nhược, mệt mỏi, đau nhức:

Hoạt động mỗi ngày đi bộ ngắn, tập các bài tập nhẹ nhàng. Giữ tinh thần ổn định

Chế độ ăn hợp lý trao đổi thêm với bác sĩ về dinh dưỡng bổ sung (thực phẩm giàu protein như thịt, cá, phô mai, sữa chua...). Uống nhiều nước, trừ khi có hướng dẫn khác.

Chườm khăn lạnh nếu có nhức mỏi, đau cơ.

 

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ