Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau:
Nhiễm trùng huyết – sepsis - vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 11 triệu người tử vong mỗi năm do tình trạng này. Các yếu tố chính của việc quản lý sepsis là chẩn đoán sớm, liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm sớm và phù hợp, với biện pháp kiểm soát nguồn gây bệnh thích hợp và bảo tồn chức năng các cơ quan.
Metronidazole, một loại kháng sinh thuộc nhóm nitroimidazole được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiễm trùng kỵ khí, thường được dùng với chế độ liều 3 lần một ngày (TID). Tuy nhiên, thuốc có liên quan đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như khó chịu ở đường tiêu hóa và bệnh lý thần kinh ngoại biên, và có thể được giảm bằng cách dùng thuốc với tần suất ít hơn. Một cái nhìn sâu hơn về cơ sở dược động học và bằng chứng lâm sàng ủng hộ việc dùng liều hai lần mỗi ngày (BID) có thể mang lại chiến lược tối ưu nhất trong điều trị các bệnh nhiễm trùng khác nhau.
Kháng sinh β-lactam đường tĩnh mạch vẫn là nền tảng trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn do có phổ kháng khuẩn rộng và khả năng dung nạp tốt. Kháng sinh β-lactam có hoạt tính diệt khuẩn phụ thuộc vào thời gian, trong đó việc giảm tải lượng vi khuẩn có liên quan trực tiếp đến thời gian mà nồng độ thuốc tự do duy trì trên nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của vi khuẩn trong khoảng đưa liều.
Bệnh dị ứng ở trẻ gia tăng và thường kèm theo vấn đề sức khỏe khác (béo phì, rối loạn giấc ngủ,…) làm giảm chất lượng cuộc sống. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp thường có hệ vi sinh vật mũi họng kém đa dạng hơn trẻ có đường hô hấp bình thường. Hơn nữa, sự xâm nhập của vi khuẩn vào đường hô hấp ở trẻ sơ sinh có liên quan đến bệnh hen suyễn ở trẻ khi lớn.
Carbapenem là khuyến cáo đầu tay điều trị nhiễm trùng ngoài đường tiết niệu do Enterobacterales sinh ESBL (ESBL-E) gây ra (5). Ertapenem là Carbapenem nhóm 1 được chỉ định điều trị nhiễm trùng gram âm đa kháng (không bao gồm Pseudomonas và Acinetobacter).
Tổn thương thận cấp là một tình trạng nghiêm trọng thường liên quan đến việc sử dụng kháng sinh aminoglycosid, xảy ra với tần suất từ 10-20% và được biểu hiện bằng nồng độ creatinine huyết tương tăng hơn 0,5-1,0 mg/dl (tương đương 44-88 umol/L) hoặc tăng hơn 50% trong vòng 24 giờ. Ở trẻ em, độc thận do aminoglycosid xảy ra với tần suất từ 20-33%.
Tiêu chảy là một tác dụng phụ thường gặp khi điều trị bằng kháng sinh