Tìm kiếm

Từ Khóa: sản giật | Kết Quả: 17

Băng huyết sau sinh là tình trạng sản phụ bị mất một lượng máu rất lớn sau khi sinh con, có thể dẫn đến sốc mất máu. Tình trạng này có thể xảy ra sau khi sinh qua ngả âm đạo (gọi là "sinh thường") hoặc sau khi phẫu thuật để đưa em bé ra ngoài (gọi là "sinh mổ" hoặc "mổ lấy thai"). Đây là một trong 5 tai biến sản khoa thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong mẹ hàng đầu trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, cứ mỗi 4 phút có một sản phụ tử vong vì băng huyết sau sinh.

Tiền sản giật xảy ra khi bạn đang mang thai và bị huyết áp cao kèm theo có protein trong nước tiểu (tiểu đạm). Tiền sản giật có nhiều mức độ nặng khác nhau và thường xảy ra vào cuối thai kỳ. Trong một số trường hợp, tiền sản giật có thể xuất hiện sớm hơn trong thai kỳ hoặc muộn hơn sau sinh. Bạn có thể tự bảo vệ mình bằng cách tìm hiểu các triệu chứng, dấu hiệu gợi ý của tiền sản giật và đến gặp bác sĩ để được chăm sóc trước sinh thường xuyên. Phát hiện tiền sản giật sớm có thể làm giảm nguy cơ mắc phải các vấn đề lâu dài cho cả mẹ và bé.

Xét nghiệm Di truyền Y học là lĩnh vực mũi nhọn của bệnh viện Từ Dũ và được đầu tư đầy đủ về mặt nhân sự chất lượng cao, cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại. Đồng thời, khoa XNDTYH cũng đóng vai trò là Trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh, sơ sinh của khu vực phía Nam do Tổng cục – Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế giao. Trong đó, một trong những nhiệm vụ chính yếu là xét nghiệm di truyền y học: sàng lọc trước sinh – sơ sinh các bệnh di truyền, di truyền tế bào – phân tử (nhiễm sắc thể đồ, xét nghiệm di truyền trước làm tổ, thalassemia…)

 

 

Tiền sản giật (TSG) là bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ có thể gây các biến chứng cho mẹ và thai. 

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai. 

Sử dụng thuốc trong điều trị nhiễm Chlamydia theo khuyến cáo của CDC 2021

 

Tiền sản giật– sản giật là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh suất và tử suất hàng đầu của sản phụ trên toàn cầu từ xưa cho đến nay

Sinh mổ chủ động là trường hợp mổ lấy thai ra ra khỏi tử cung khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ.

Có rất nhiều lợi ích khi tập thể dục đều đặn trong thai kỳ, bao gồm các lợi ích về sức khỏe sinh lý, tâm lý, ngăn ngừa tăng cân quá mức, giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ và bệnh lý tim mạch.

Khởi phát chuyển dạ là khi chủ động tạo ra cuộc chuyển dạ bằng sự can thiệp y khoa. Các phương pháp khởi phát chuyển dạ sẽ gây mềm cổ tử tử cung, kích thích tạo ra cơn co tử cung và thúc đẩy mở cổ tử cung. 

Là cơ sở y tế tuyến cuối về sản khoa, bệnh viện Từ Dũ là nơi tiếp nhận số lượng thai phụ phải nhập viện điều trị huyết áp cao khi mang bầu. Không ít các mẹ bầu đến nhập viện trong tình trạng bệnh nặng do phát hiện trễ.

 

Một nghiên cứu đã cho thấy những phụ nữ bị tăng huyết áp khi mang thai hoặc tiền sản giật có nguy cơ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch (VTE) trong một khoảng thời gian sau khi sinh.

 

Nội dung chi tiết vui lòng tải file đính kèm

Tiền sản giật là một tình trạng phổ biến có thể xảy ra trong thai kỳ.

Triệu chứng bao gồm: tăng HA cao đột ngột, sưng ở mặt, bàn tay và bàn chân, xuất hiện albumin niệu.

Nếu tiền sản giật không được điều trị, có thể phát triển thành sản giật - một tình trạng đe dọa tính mạng có thể gây co giật, hôn mê và thậm chí tử vong.

sFlt1 (soluble fms-like tyrosine kinase – ) được xem như là một protein kháng tạo mạch máu trong huyết thanh vascular endothelial growth factor receptor (VEGF receptor-1). sFlt1 và yếu tố tăng trưởng nhau thai Placental growth factor (PIGF) là những yếu tố quan trọng điều hòa sự tạo mạch máu trong nhau.

Ở một phụ nữ bình thường khi mang thai có huyết áp ≥ 140/90mmHg được gọi là cao huyết áp. Cũng gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu tăng ít nhất 30mm Hg và huyết áp tâm trương tăng ít nhất 15mmHg so với huyết áp lúc chưa mang thai.

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ