Tìm kiếm

Từ Khóa: tiểu đường | Kết Quả: 13

Tiền sản giật xảy ra khi bạn đang mang thai và bị huyết áp cao kèm theo có protein trong nước tiểu (tiểu đạm). Tiền sản giật có nhiều mức độ nặng khác nhau và thường xảy ra vào cuối thai kỳ. Trong một số trường hợp, tiền sản giật có thể xuất hiện sớm hơn trong thai kỳ hoặc muộn hơn sau sinh. Bạn có thể tự bảo vệ mình bằng cách tìm hiểu các triệu chứng, dấu hiệu gợi ý của tiền sản giật và đến gặp bác sĩ để được chăm sóc trước sinh thường xuyên. Phát hiện tiền sản giật sớm có thể làm giảm nguy cơ mắc phải các vấn đề lâu dài cho cả mẹ và bé.

Bệnh lý đái tháo đường làm gia tăng nguy cơ gặp kết cục bất lợi cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Việc kiểm soát tốt đường huyết trước và trong thời kỳ mang thai giúp làm giảm các nguy cơ gây hại cho người mẹ và cho bé. Theo tiêu chuẩn chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association – ADA) năm 2023, việc theo dõi glucose liên tục (Continuous Glucose Monitoring – CGM) có thể giúp đạt nồng độ HbA1c mục tiêu cho bệnh nhân đái tháo đường và phụ nữ đang mang thai cần sử dụng thêm thiết bị theo dõi glucose trước và sau bữa ăn. Gần đây, FDA đã phê duyệt việc sử dụng thiết bị theo dõi glucose liên tục G7 CGM cho phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1, tuýp 2 hoặc đái tháo đường thai kỳ.

Cụ bà T.T.M. 89 tuổi vừa trải qua ca Mổ nội soi Cắt tử cung hoàn toàn và 2 phần phụ một cách an toàn và thành công tại bệnh viện Từ Dũ. Với kỹ thuật mổ nội soi ít xâm lấn, sức khỏe của Cụ bà đã phục hồi nhanh chóng chỉ 12h sau mổ.

Dẫn lưu là thao tác dùng dụng cụ để đưa chất dịch, máu đọng trong các khoan của cơ thể hoặc trong cơ quan ra ngoài

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai. 

Sử dụng thuốc trong điều trị nhiễm Chlamydia theo khuyến cáo của CDC 2021

 

Bài viết hữu ích với những bạn đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai. Dưới đây là những xét nghiệm (cận lâm sàng) cần được thực hiện thường qui cho tất cả các thai phụ đi khám. Nếu kết quả của các xét nghiệm thường qui này có bất thường, bạn sẽ được tiếp tục thực hiện thêm các xét nghiệm khác chuyên sâu hơn để chẩn đoán nguyên nhân. Bài viết sẽ không đề cập đến các xét nghiệm chuyên sâu này. 

   Đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ là một bệnh lý thuộc về rối loạn chuyển hóa của cơ thể khiến cho nồng độ đường trong máu tăng cao trong thời kỳ mang thai. Khoảng 10% thai phụ gặp phải tình trạng này. 

Có rất nhiều lợi ích khi tập thể dục đều đặn trong thai kỳ, bao gồm các lợi ích về sức khỏe sinh lý, tâm lý, ngăn ngừa tăng cân quá mức, giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ và bệnh lý tim mạch.

Khởi phát chuyển dạ là khi chủ động tạo ra cuộc chuyển dạ bằng sự can thiệp y khoa. Các phương pháp khởi phát chuyển dạ sẽ gây mềm cổ tử tử cung, kích thích tạo ra cơn co tử cung và thúc đẩy mở cổ tử cung. 

Bệnh tiểu đường không đáng sợ bằng biến chứng của nó là một trong những nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba hiện nay. Theo Đông y gọi là bệnh “tiêu khát”, chẩn đoán dựa vào “3 nhiều, 1 giảm”: uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, giảm thể trọng. Nếu được Đông y chẩn đoán bị bệnh tiêu khát chưa chắc là tiểu đường nhưng nếu Tây y chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thì chắc chắn là bị bệnh tiêu khát.
Theo nghiên cứu của Đại học Liverpool, sản phụ tiểu đường có cơn gò tử cung yếu hơn nhiều so với sản phụ không tiểu đường, làm tăng nguy cơ mổ lấy thai (MLT) cấp cứu.
Tiểu đường là 1 hội chứng liên quan đến rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể, dẫn đến tăng lượng đường huyết

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ