Ngày 20/04/2011

Chẩn đoán vô sinh nam do bế tắt

    PGS. TS Phạm Văn Bùi
    Chủ nhiệm Bộ môn Thận-Niệu
    Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

    Tóm Tắt

    Mục tiêu: Khảo sát tần suất các bất thường đường sinh dục nam phát hiện qua TRUS, đồng thời đánh giá vai trò của TRUS qua việc đối chiếu với kết quả mổ thám sát bìu và chụp ống dẫn tinh trong chẩn đóan vô sinh do bế tắt.

    Tư liệu và phương pháp, nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm mô tả các trường hợp vô sinh nam do nguyên nhân bế tắt đến điều trị Khoa Hiếm Muộn Bệnh Viện Phụ Sản Từ Dũ. Tất cả bệnh nhân được hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa máu (thử FSH, Testosterone) và phân tích tinh dịch đồng thời được làm siêu âm qua ngã trực tràng để khảo sát các bất thường niệu dục.

    Kết  quả:
    Từ 11/ 2002 đến 04/ 2003, 169 bệnh nhân vô sinh nam nghi do bế tắc điều trị tại  khoa hiếm muộn bệnh viện phụ sản từ dũ được thực hiện TRUS tại Trung Tâm Chẩn Đoán Y Khoa Hòa Hảo. 59,8% bất thường đường sinh dục nam phát hiện qua TRUS. Trong đó: 39,2% bất thường tiền liệt tuyến; 32,6% bất thường ống phóng tinh (3% đốm vôi/ sỏi, 18,3% nang,11,3% dãn);  44,4% bất thường túi tinh (bất sản hai bên 14,2%, bất sản một bên 3,6%, bất sản một bên và thiểu sản đối bên 4,1%, thiểu sản hai bên 13%, thiểu sản một bên 1,2%, nang 4,7%,...); 16,6% không thấy bóng ống dẫn tinh và 10,7% là các nang đường giữa (8,3% nang ống Mller và 2,4% nang túi bầu dục tiền liệt tuyến).

    Mổ thám sát bìu, chụp ống dẫn tinh là tiêu chuẩn vàng được sử dụng để đối chiếu  với kết quả TRUS. Từ đó thấy được vai trò của TRUS đặc biệt chính xác trong những trường hợp bất sản hay thiểu sản túi tinh. 88,5% trường hợp bất sản hay  thiểu sản túi tinh có bất sản ống dẫn tinh khi mổ thám sát bìu và chụp ống dẫn  tinh.

     Kết luận:

    TRUS là phương tiện chẩn đoán hình ảnh cần thiết trong vô sinh nam do bế tắc giúp  phát hiện các bất thường của túi tinh, chẩn đoán các bế tắc xa và khảo sát sự toàn vẹn của giao lộ niệu–sinh dục khi một bế tắc gần được dự trù can thiệp vi  phẫu để thông nối đường dẫn tinh.

    ABSTRACT

    Purpose: To investigate the frequency of male reproductive organ anomalies by using TRUS and to evaluate its role in the diagnosis of obstructive-related infertility by comparing with the results of surgically scrotal exploration and distal  vasography.

    Materials and methods: We reported case series study including male patients consulting for infertility at the Infertility Department of Tu Du Hospital. All patients were asked about their medical history, underwent clinical examinations as well as  TRUS(using 7,5MHz endorectal probe, Toshiba) and at the same time, had blood chemistry(FSH,Testosterone), and sperm analysis. TRUS results would be compared with that of surgically scrotal exploration and distal vasography.

    Results: From November 2002 to April 2003, 169 patients with male infertility presumably due to  obstructive disease treated at the Infertility Department, Tu Du Hospital were enrolled in the study. TRUS exploration was done in Medic center.

    59.8% abnormalities revealed on TRUS included: 39.2% abnormalities of the prostate; 32.6%  abnormalities of the ejaculatory duct (3% calcification/ calculus, 18.3% cyst, 11.3% dilatation); 44.4% abnormalities of the seminal vesicles (14.2% bilateral agenesia, 3.6% unilateral agenesia, 4.1% unilateral agenesia and unilateral hypoplasia, 13% bilateral hypoplasia, 1.2% unilateral hypoplasia, 4.7% cyst,...).

    16.6% cases with the absence of the vas deferens ampullae and 10.7% wih cysts at the midline of the prostate (8.3% Mllerian duct cyst and 2.4% prostatic utricle cyst).

    Surgically scrotal exploration and distal vasography, the gold standard for diagnosis of ductal obstructive-related infertility, were used to compare with the results of TRUS. This showed that TRUS could be a reliable approach for diagnosing the agenesia or hypoplasia of the seminal vesicles. In addition, 88.5% agenesia or hypoplasia of the seminal vesicles on TRUS had also agenesia of vas deferens revealed by surgically scrotal exploration and distal vasography.

    Conclusion: TRUS coul detect the abnormalities of seminal vesicles and distal obstructions. It was the indispensable imaging diagnostic technique in ductal obstructive-related  infertility, and helped to investigate the entire urogenital intersection when the proximal obstructions would be scheduled for reconstructive microsurgery.

    Trích HN Việt - Pháp lần 8, năm 2008

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ