Ngày 21/09/2015

Các yêu cầu đối với một đề cương nghiên cứu khoa học.

    - Đề cương nghiên cứu khoa học cần đạt tối thiểu 20 trang A4, in 1 mặt, font   Time New Roman, cỡ chữ 12-13, line spacing 1.15 tới 1.5,

    - Cần bao gồm đầy đủ các mục sau

     Tên đề tài – chủ nhiệm đề tài

    I. Đặt vấn đề (cơ sở lý luận) – 2 trang

    • Cho biết tại sao bạn muốn làm nghiên cứu này?

    - Xác định rõ vấn đề cần nghiên cứu và mức độ ảnh hưởng của vấn đề này trong bệnh viện hoặc/và trên cộng đồng.

    - Xác định tính ứng dụng thực tiễn và lâu dài khi vấn đề này được trực tiếp hay gián tiếp can thiệp.

    - Tình hình thực tế tại nơi nghiên cứu

    • Câu hỏi nghiên cứu
    • Mục tiêu tổng quát, mục tiêu chuyên biệt.

    - Mục tiêu tổng quát thường có nội dung bao trùm cho câu hỏi nghiên cứu

    - Mục tiêu chuyên biệt là một loạt hành động chi tiết để giúp trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.

    - Bắt đầu câu bằng động từ xác định.

    - Đánh số thứ tự theo từng mục tiêu của nghiên cứu.

    - Mục tiêu chuyên biệt cần ngắn gọn, rõ ràng và bao gồm đối tượng, nơi tiến hành, thời gian cũng như đặc điểm của thiết kế nghiên cứu hỗ trợ.

    II.  Chương 1:  Tổng quan y văn  - 10 trang

    • Làm sáng tỏ + bàn luận kiến thức và những gì đã được làm từ trước đến nay liên quan đến đề tài của bạn
    • Tài liệu tham khảo trong và ngoài nước phải gắn kết với câu hỏi nghiên cứu.
    • Các tham khảo cần đủ về số lượng và tốt về chất lượng. Ví dụ: số liệu thống kê tin cậy, tạp chí uy tín..
    • Sử dụng tài liệu, bảng biểu, hình ảnh có chọn lọc và cập nhật. Cách trích dẫn và lư luận phải đồng nhất từ đầu đến cuối (consistency).
    • Trong những nghiên cứu tìm mối liên quan nhân quả (causal relationship) cần mô tả kỹ đặc tính cũng như cách đo lường của từng biến số độc lập và các biến số phụ thuộc sẽ sử dụng trong nghiên cứu.
    • Khi trích dẫn ý tưởng trong các bài báo phải sử dụng hành văn của chính mình. Không được copy nguyên văn của các tác giả khác.
    • Sau khi trích dẫn tài liệu cần bàn luận: Điểm mạnh, điểm yếu của các tác giả trước đây; Tại sao cần làm nghiên cứu này theo hướng của bạn; Nhấn mạnh điểm gì bạn có thể làm tốt hơn các tác giả trước.
    • Cần có một phần mô tả tầm quan trọng của nghiên cứu liên quan đến sức khoẻ cộng đồng, xã hội.
    • Sắp xếp tổng quan theo trình tự khoa học, mạch lạc luôn bám sát vào mục tiêu nghiên cứu.

     

    III. Chương 2:  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu  (7 – 10 trang)

    • Thiết kế nghiên cứu: theo mục tiêu nghiên cứu
    • Đối tượng nghiên cứu

    - Thời gian nghiên cứu

    - Dân số mục tiêu

    - Dân số chọn mẫu

    • Cỡ mẫu: có công thức tính cỡ mẫu theo thiết kế nghiên cứu, lý giải rõ nguồn gốc các thông số đưa vào, giải thích rõ nếu có hiệu chỉnh cỡ mẫu trong các trường hợp như: thay đổi tỉ lệ cỡ mẫu trong case-control, hiệu ứng mẫu trong tỉ lệ cộng đồng, mất dấu trong đoàn hệ tiền cứu.
    • Kỹ thuật chọn mẫu:  cần nêu rõ kỹ thuật sử dụng: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, ngẫu nhiên hệ thống, chọn mẫu cụm,…
    • Tiêu chí chọn mẫu: tiêu chuẩn chẩn đoán, tiêu chí loại trừ
    • Liệt kê và định nghĩa các biến số: rõ ràng, nên định nghĩa rõ và đặc điểm của biến số nghiên cứu đâu là biến số phụ thuộc, đâu là biến số độc lập (hoặc nhóm phơi nhiễm và nhóm không phơi nhiễm…)
    • Tiêu chuẩn đánh giá thành công của nghiên cứu: (nếu có)
    • Phương pháp thu thập số liệu: cần mô tả kỹ cách thức thu thập số liệu

    - Nhân sự, vai trò của tác giả có phù hợp với thiết kế và cỡ mẫu.

    - Công cụ nghiên cứu có độ tin cậy. Ví dụ bảng câu hỏi đã qua kiểm chứng.

    - Trình tự các bước tiến hành nghiên cứu có tuân thủ nghiêm ngặt theo thiết kế nghiên cứu.

    - Cách lấy mẫu, thu thâp thông tin, giải quyết các vấn đề trên thực địa phù hợp với thực tế. ( tính thực tiễn)

    - Kỹ thuật chuyên môn có được chấp nhận hay chuẩn hoá chưa.

    - Có đặt lợi ích bệnh nhân lên hàng đầu không? Ví dụ: làm gì khi đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu, bỏ cuộc, phản ánh lên lãnh đạo; làm gì khi phát hiện bệnh trong cộng đồng; làm gì khi mẫu thử bị lỗi phải bỏ đi.

    - Vật liệu nghiên cứu

    - Nghiên cứu thử để hiệu chỉnh bảng câu hỏi

    • Xử lý dữ kiện
    • Phân tích số liệu

    - Kế hoạch lưu trữ, mã hóa và làm sạch số liệu

    - Số thống kê mô tả, Số thống kê phân tích, nêu rõ phép kiểm sử dụng.

    - Kiểm soát nhiễu (nếu có)

    • Y đức:

    - LUÔN ĐẶT QUYỀN LỢI, SỰ AN TOÀN VÀ BẢO MẬT cho đối tượng nghiên cứu lên hàng đầu.

    - Bản đồng thuận nghiên cứu hợp lệ với đối tượng.

    • Khả năng ứng dụng

    - Nghiên cứu trên dân số này sẽ đươc áp dụng chỉ trong khoanh vùng nhỏ hay có thể áp dụng rộng rãi (internal validity or external validity)

    IV. Chương 3: KẾT QUẢ

    • Trình bày bảng biểu ở phần kết quả nhưng các bảng này chưa có số liệu (dummy tables)

    V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

    • Dùng một format thống nhất (Havard, Vancouver, Việt Nam)
    • Trích dẫn tư tưởng có định vị rõ ràng, không trích dẫn nguyên bài, luận vãn hay cuốn sách.
    • Tài liệu tham khảo liệt kê phải được trích dẫn trong luận văn, không thừa không thiếu.

    VI.  PHỤ LỤC

    • Bảng câu hỏi
    • Bảng đồng thuận tham gia nghiên cứu
    BS. Phạm Thanh Hải

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ