Ngày 19/04/2011

Tình hình thở máy sơ sinh tại bệnh viện Từ Dũ 2007

    BS. Phạm Việt Thanh - Giám đốc BV Từ Dũ
    BS. Ngô Minh Xuân - BV Từ Dũ
    BS. Nguyễn Văn Dũng - BV Từ Dũ

    TÓM TẮT:

    Mục đích: Khảo sát tình hình thở máy tại Khoa Sơ Sinh Từ Dũ trong thời gian 1 năm
    Thiết Kế: Nghiên cứu hồi cứu: Mô tả và phân tích

    Nơi Thực Hiện: Khoa Sơ Sinh Bệnh Viện Từ Dũ

    Bệnh Nhân: Từ 01/01/2007 đến 31/12/2007 có 159 trẻ sơ sinh thở máy hội đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được đưa vào nghiên cứu

    Kết quả: Những chỉ định thường gặp nhất trong thở máy sơ sinh là bệnh màng trong (50.94%), sau đó là  ngạt (15.09%), hội chứng chậm hấp thu dịch phổi (9.04%),cơn ngưng thở của trẻ non tháng (7.55%) và hội chứng hít ối phân xu (4.40%). Tỉ lệ sống sót chung trong nghiên cứu là 63.52% với tỉ lệ cai máy thành công là 57.23%. Trong các  bệnh thường gặp chậm hấp thu dịch phổi có tỉ lệ sống cao nhất (100%), sau đó là hội chứng hít ối phân xu (71.43%), ngạt khi sanh là 70.83%. Trẻ non tháng với bệnh màng trong và cơn ngưng thở sơ sinh có tỉ lệ sống sót thấp: 64.20và 41.67 tương ứng. So với nhóm cai máy theo kế hoạch, nhóm cai máy không theo kế hoạch  có tỉ lệ tử vong thấp (0% sv 41.13% p<0.001) và tỉ lệ cai máy thành công cao hơn (83.33% sv 53.09% p=0.04)

    Kết luận: Thở máy đã cải thiện tỉ lệ sống sót ở các trẻ sơ sinh có bệnh lý nặng đặc biệt là các trẻ đủ tháng. Tỉ lệ tử vong vẫn còn cao ở các trẻ non và cực non tháng. Chỉ định thở máy đúng lúc và chăm sóc vô trùng là những yếu tố cơ bản để thành công. Trong thời gian tới cần áp dụng các mode thở mới cũng nhưng các phương pháp cai máy mới để giảm hơn nữa tỉ lệ tử vong ở các trẻ non và cực non tháng.

     THE STATUS OF NEONATAL MECHANICAL VENTILATION
      AT TUDU HOSPITAL  2007

    ABSTRACTS:
    Objective: To analyze the status of mechanical ventilation for one year

    Study design: Retrospective study: Description and analyze

    Setting: Neonatology Deparment of TUDU Hospital

    Patient: Between 01/01/2007 and 12/31/2007, a total 159 neonates requiring mechanichal ventilation were studied

    Results: The commonest indication was hyaline membrane disease (HMD) (50.94%), followed by birth asphyxia (15.09%), neonatal retained fluid syndrome (9.04%), apnea of prematurity (7.55%%) and meconium aspiration syndrome (MAS) (4.40%). The overall survival rate in our study was 63.52% in which the successful weaning rate was 57.23%. The best survival rate among various indications was observed  in babies with neonatal retained fluid syndrome (100%) followed by MAS(71.43%), birth asphyxia (70.83%). Preterm babies with HMD and apnea of prematurity had a low survival rate of only 64.20% and 41.67% respectively. Comparing the plan weaning group, the mortality rate was lower (0% vs 41.13% p<0.001) and successful weaning rate was significantly higher (83.33% vs 53.09% p=0.04) in the unplanned extubation.

    Conclusion: Mechanical ventilation in neonates has improved the survival rate of sick neonates  especially in the term babies. But the mortality rate of low birth weight and VLBW has remained in high. Timely intervention along with antiseptic care is the corner stone for the success of assisted ventilation. In the near future, it is necessary to apply newer modes and weaning methods in order to more decrease the mortality of preterm and VLBW

    Trích HN Việt - Pháp lần 8, năm 2008

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ