Ngày 20/05/2011
Nội soi cắt TC bán phần: quá khứ và tương lai
GS. Antonio Fasolino
Trưởng khoa sản phụ khoa Bệnh viện Đại học San Leonardo – Salerno – Ý.
Trưởng khoa sản phụ khoa Bệnh viện Đại học San Leonardo – Salerno – Ý.
Phẫu thuật nội soi cắt tử cung bán phần (LSH) được xem là lựa chọn đáng tin cậy cho phần lớn bệnh lý phụ khoa lành tính do thời gian hồi phục nhanh và bệnh nhân nhanh chóng trở về sinh hoạt bình thường. Tính an toàn, hiệu quả và khả năng sinh sản của phương pháp này đã được nghiên cứu trên số lượng lớn (Lyons TL. J. Minimally Invasive Gynec. 2007 – 14). Trước năm 1950, khoảng 95% phẫu thuật cắt tử cung qua nội soi là cắt tử cung bán phần. Phương pháp này được ưa chuộng do tránh được vào ổ bụng ngã âm đạo, rút ngắn thời gian gây mê, và giảm tai biến tổn thương tạng và chảy máu. Trong nửa sau thế kỷ 20, phẫu thuật nội soi cắt tử cung bán phần chỉ áp dụng khi cắt tử cung hoàn toàn khó khăn hay phẫu thuật viên không đủ kinh nghiệm để có thể lấy trọn CTC. Sự thay đổi từ cắt tử cung bán phần sang cắt tử cung hoàn toàn nhằm mục đích giảm ung thư CTC. Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ ung thư CTC phát hiện qua tầm soát thấp, cùng với sự phát triển của các kỹ thuật vi xâm lấm điều trị các tổn thương tiền ung thư, cho nên việc áp dụng cắt bỏ CTC cung lúc phẫu thuật cắt tử cung ở bệnh nhân nguy cơ thấp có vẻ là do sở thích chủ quan của phẫu thuật viên hơn do thực sự cần thiết. Tất cả những điểm kể trên đã được tập trung đưa ra trong một cuộc tranh luận mới về thuận lợi và bất lợi của phẫu thuật nội soi cắt tử cung bán phần. Những ý kiến phản đối việc áp dụng lại phẫu thuật cắt tử cung bán phần bao gồm nguy cơ về lâu dài bệnh lý CTC (rất thấp), ra huyết âm đạo kéo dài, biến chứng của phẫu thuật trong tương lai nếu có và chi phí liên quan. Nghiên cứu của chúng tôi so sánh kết quả phẫu thuật nội soi cắt tử cung bán phần (LSH) và cắt tử cung hoàn toàn (TLH) trong các bệnh lý lành tính, từ đó đề xuất khả năng áp dụng của nội soi cắt tử cung bán phần (LSH) trong thực hành lâm sàng phụ khoa.
Trích Tài liệu HN Việt - Pháp lần 11, năm 2011
Các bài viết khác
Sa tạng chậu là bệnh lý xảy ra do sự suy yếu hệ thống nâng đỡ đáy chậu, gây ra hàng loạt các rối loạn chức năng sàn chậu khác nhau, ảnh hưởng chất lượng sống người phụ nữ.
Nguyên nhân vòi trứng chiếm tỉ lệ khoảng 50% các cặp vợ chồng bị vô sinh, và thường xảy ra sau những viêm nhiễm vùng chậu. Tổn thương vòi trứng có thể xảy ra tại đoạn gần hay đoạn xa trên vòi trứng, với nhiều mức độ tổn thương khác nhau có ảnh hưởng đến tiên lượng khả năng mang thai sau điều trị.
LNMTC tái phát chiếm 21,8 % (34/156 trường hợp). Tuổi trung bình trong nghiên cứu: 31,2 ± 6,9 (tuổi). Thời gian theo dõi trung bình: 20,7 ± 9,3 tháng. Thống kinh 79,4 %; Đau khi giao hợp: 55,9 %; Nắn thấy khối bất thường ở hạ vị: 70,6 %; Điểm số trung bình theo ASRM: 37,8 ± 10,4. CA125 trung bình: 78,3 ± 12,8 (IU/mL); Đường kính trung bình của khối u lớn nhất trên siêu âm: 31,4 ± 3,1 (mm).
Hội nghị Quốc tế về Lạc nội mạc tử cung tại Montpeller (Pháp) tháng 9 năm 2011 đã xác nhận một số xu hướng điều trị và đưa ra một số khái niệm mới.
Các bệnh nhân nữ trẻ tuổi đã tạo hình bàng quang bằng ruột có thể lấy chồng và có khả năng có thai. Vấn đề lo lắng của chúng tôi là sự phát triển của thai kỳ có ảnh hưởng đến bàng quang tân tạo không và khả năng chuyển dạ sinh con thế nào?
Xác định các tỷ lệ bất thường chức năng đường tiểu dưới như: tiểu không kiểm soát (TKKS) khi gắng sức đơn thuần, tăng hoạt cơ nội tại bàng quang, TKKS hỗn hợp, TKKS tiềm ẩn, bế tắc đường ra bàng quang, bàng quang tồn lưu trên niệu dòng đồ và áp lực đồ bàng quang ở phụ nữ sa tạng chậu độ III – IV đến khám tại bệnh viện Từ Dũ từ tháng 12/2010 đến tháng 8/2011.