Đánh giá bước đầu phẫu thuật điều trị sa tạng chậu nữ có đặt mảnh ghép tổng hợp tại BV Từ Dũ
Bệnh viện Từ Dũ
Đặt vấn đề:
Sa tạng chậu nữ xảy ra do sự suy yếu hệ thống nâng đỡ đáy chậu, gây các rối loạn chức năng khác nhau, ảnh hưởng đến chất lượng sống. Ngày càng nhiều của các bệnh nhân mong mỏi được điều trị nhằm cải thiện lại chất lượng sống, với tỉ lệ tái phát thấp nhất. Phẫu thuật là một trong các phương pháp trị liệu, tuy nhiên các phẫu thuật kinh điển có tỉ lệ thất bại chung khá cao (31,2 %), do đó việc sử dụng một chất liệu tổng hợp không tan là một bước ngoặc lớn nhằm hạ thấp tỉ lệ tái phát. Việc đánh giá hiệu quả và độ an toàn của phẫu thuật điều trị sa tạng chậu có sử dụng mảnh ghép là hết sức quan trọng, nhằm rút ra những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, cung cấp dữ liệu tham khảo cho các nhà lâm sàng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Đây là báo cáo hàng loạt ca, đối tượng là các phụ nữ có sa tạng vùng chậu khám tại bệnh viện Từ Dũ, có chỉ định can thiệp phẫu thuật phục hồi sàn chậu có sử dụng mảnh ghép tổng hợp.
Kết quả:
Trong thời gian từ tháng 7/ 2009 – 11/ 2010, qua 132 bệnh nhân ghi nhận tuổi trung bình là 57, số lần mang thai từ 3 con trở lên 79,5%. Tỉ lệ sa bàng quang 90, 2%, sa tử cung 59,8 %, sa trực tràng 30,3%. Phẫu thuật qua ngã nội soi chiếm 16,7%, và qua ngã âm đạo chiếm 83,3%. Thời gian phẫu thuật trung bình qua ngã nội soi 122 phút, qua ngã âm đạo 48 phút (mảnh ghép thành trước, 32 phút (mảnh ghép thành sau),73 phút (mảnh ghép thành trước và sau). Lượng máu mất trung bình qua nội soi 36 ml, trong khi qua ngã âm đạo là 41 ml (thành trước), 46 ml (thành sau), 56 ml (cả 2 thành); thời gian nằm viện của nội soi trung bình là 4, 2 ngày, còn qua ngã âm đạo 4,4 ngày (thành sau), và 4,6 ngày (cả 2 thành). Tai biến xói mòn âm đạo 3, 03%, 2 ca thủng bàng quang (TOT, TVT), tiểu tồn lưu 12%, 1 ca máu tụ thành trái âm đạo, không tổn thương tạng rỗng hay mạch máu lớn, và nhiễm trùng, 3 ca tái phát sau mổ (2 sa bàng quang và 1 sa trực tràng).
Kết luận:
Từ khóa: sa tạng chậu, mảnh ghép, mảnh ghép tổng hợp.
Trích Tài liệu HN Việt - Pháp lần 11, năm 2011
Bài báo cáo online:
BS.CKII Nguyễn Thị Bích Ty
Theo Globocan năm 2012, ung thư CTC là ung thư phổ biến đứng hàng thứ ba ở phụ nữ toàn thế giới. Tỉ lệ tử vong đứng hàng thứ tư trong số ung thư ở nữ giới. Ước tính khoảng 500.000 ca mới mỗi năm và khoảng 75% xảy ra ở các nước đang phát triển. Cũng theo Globocan, tại Việt Nam số ca mắc mới là 5,146 ca.
Âm đạo là bộ phận nhạy cảm, rất dễ bị viêm. Viêm âm đạo (Vaginitis) là một loại bệnh phụ khoa khá phổ biến ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, có thể xảy ra ngay cả với các bạn gái ở tuổi dậy thì.
Tiểu không kiểm soát khi gắng sức (SUI) là vấn đề sức khỏe gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của phụ nữ, đặc biệt ở phụ nữ tuổi trung niên và tuổi già.