Ung thư cổ tử cung và HPV
Bs. Nguyễn Thị Ngọc Phượng
Bs. Huỳnh Thị Thu Thủy
BV Từ Dũ
* Mỗi năm, có thêm khoảng 500.000 phụ nữ bị UT CTC.
270.000 ca chết vì UT CTC
(80% ở các nước đang phát triển)
Ung thư cổ tử cung: là nguyên nhân gây tử vong cao hơn AIDS, Lao và tử vong mẹ tại châu Mỹ La tinh, Châu âu, Nhật, Úc và New Zeland.
So với các nước phát triển: UTCTC ở các nước đang phát triển thường gặp gấp 4,8 lần và gây mất số năm sống gấp 7 lần .
UT CTC vẫn còn đứng hàng đầu trong các loại ung thư đường sinh sản của phụ nữ: ung thư thân tử cung, ung thư vú, và ung thư buồng trứng.
Chất lượng cuộc sống:
Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân UT CTC giảm nhiều hơn là UT vú hay ung thư buồng trứng (UT BT) do :
- Khủng hoảng tinh thần nặng nề.
- Lo lắng.
- Cơ thể suy yếu.
- Đáp ứng tình dục kém.
Ung thư cổ tử cung có phải là một bệnh lây truyền qua đường tình dục ( LTQĐTD)?
Từ giữa thế kỷ 20, người ta đã nhận thấy:
- Có sự giống nhau giữa tỷ lệ tử vong do UTCTC và tỷ lệ bệnh LTQDDTD ở Anh, xứ Wales và Scotland.
- Những người bị UT CTC: giống nhau về các đặc điểm dịch tễ học như tầng lớp xã hội, nghề nghiệp, lối sống...
- Qua thực hiện các xét nghiệm, các nghiên cứu kết luận: HPV ( human papilloma virus) có vai trò chủ yếu trong nguyên nhân gây UT CTC.
- Vai trò của HPV trong UTCTC đã được chứng minh một cách chắc chắn. Sự hiện diện của HPV – DNA trong tất cả mẫu gửi sau mổ do ung thư cổ tử cung đều được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới
- HPV là loại virus tương đối nhỏ, chứa 2 dãy DNA trong một vỏ bọc tròn . Có hơn 200 nhóm HPV. Hơn 100 nhóm đã được biết rõ các đặc điểm, lây truyền qua da.
- Có ít nhất 30 nhóm HPV có mục tiêu xâm nhiễm là niêm mạc các cơ quan sinh dục: 14 nhóm có nguy cơ cao đưa đến ung thư cổ tử cung: 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66 và 68.
- Các nhóm nguy cơ thấp thường gây ra tổn thương “mồng gà” gồm 6, 11, 42, 43 và 44.
Viêm do nhiễm HPV
- Thường gặp.
- Lây truyền qua đường tình dục.
- Phân phối theo từng vùng (các nhóm).
- Nguy cơ tiến triển thành ung thư tăng lên do:
- Số người có quan hệ tình dục .
- Có sử dụng bao cao su hay không.
-Cách lây nhiễm HPV: nhiễm HPV nguy cơ cao qua đường sinh dục là loại lây truyền dễ dàng nhất. Thường có thể lây nhiễm qua da-da, không cần phải có giao hợp sâu mới bị lây truyền. Khoảng 50% phụ nữ thường xuyên có quan hệ tình dục bị nhiễm HPV các nhóm nguy cơ cao, thường rất sớm sau khi quan hệ lần đầu.
HPV được lây nhiễm qua đường tình dục
- Ước tính hiện nay có khoảng 50% phụ nữ còn quan hệ tình dục đã bị nhiễm một vài nhóm HPV1,2.
- Mỗi nhóm HPV có các biểu hiện lâm sàng riêng biệt:
- Các nhóm nguy cơ cao có thể gây ra ung thư.
- Các nhóm nguy cơ thấp gây ra các nốt “mồng gà”.
Có bằng chứng là trong các mẫu tử cung gửi thử GPBL sau mổ vì ung thư cổ tử cung, có đến 99,7% có chứa HPV DNA, cho thấy có mối liên quan nhân quả giữa nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung .
Diễn tiến tự nhiên của nhiễm HPV
- Có nhiều người nhiễm HPV nhóm có nguy cơ cao. Nhưng không phải ai cũng có thay đổi bất thường của tế bào cổ tử cung.
- 80% các trường hợp chỉ là nhiễm thoáng qua, không triệu chứng và sẽ hồi phục hoàn toàn.
- Chỉ những trường hợp nhiễm HPV mãn tính, kéo dài mới đưa đến diễn tiến bất thường là ung thư cổ tử cung sau này.
Các yếu tố kết hợp với nhiễm HPV các nhóm nguy cơ cao để đưa đến ung thư cổ tử cung :
Yếu tố | Nguy cơ tăng |
Quan hệ tình dục sớm | 2 lần |
Sinh đẻ nhiều lần | 2 - 4 lần |
Hiện hút thuốc lá | 2 lần |
Sử dụng thuốc viên ngừa thai quá lâu | 4 lần |
Có bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, Herpes Simplex Virus - 2, Chlamydia... | 2 - 4 lần |
Sử dụng bao cao su có thể làm giảm lây nhiễm HPV.
Triệu chứng ung thư CTC: xuất huyết âm đạo bất thường nhất là sau giao hợp, rong kinh, rong huyết, khí hư lẫn máu.
Chẩn đóan dựa vào kết quả sinh thiết.
Điều trị và tiên lượng
Giai đoạn nghịch sản hay tiền lâm sàng: cắt hoàn toàn TC
Giai đoạn I (khu trú tại cổ):cắt rộng TC và một phần ÂĐ, nạo hạch bạch huyết hai hố chậu (dọc động mạch chậu ngoài và động mạch hạ vị)
Giai đoạn II đến IV: Xâm nhiễm qua cơ quan lân cận
- Phẫu thuật và xạ trị sau phẫu thuật
Tiên lượng sống 5 năm sau điều trị
Giai đoạn tiền K: 100%
Giai đoạn 0 (tiền xâm nhiễm): 100%
Giai đoạn I (khu trú tại cổ TC): khoảng 78%
Giai đoạn II (xâm nhiễm quanh cổ TC): 40%
Giai đoạn III (xâm nhiễm toàn bộ ÂĐ và/hay toàn bộ dây chằng rộng): 20%
Giai đoạn IV (xâm nhiễm bàng quang, trực tràng hay di căn xa): 0%
=> Phải phát hiện K cổ TC ở giai đoạn sớm
bằng phết tế bào cổ tử cung mỗi lần khám phụ khoa định kỳ, soi cổ tử cung nếu phết TB CTC bất thường.
Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Chương trình tầm soát ung thư.
Phết Tế bào CTC.
- Soi CTC + Sinh Thiết.
- Điều trị sớm.
Cách phát hiện sớm K CTC
Khám phụ khoa định kỳ hay khi có rong huyết sau giao hợp (dù rất ít).Thực hiện phết tế bào ÂĐ.
Nếu kết quả phết TBÂĐ bất thường hay nghi ngờ K soi cổ TC và sinh thiết cổ TC để chẩn đoán sớm.
Đối tượng cần XN TBCTC:
Tất cả nữ có chồng đến 60 tuổi.
Trong trường hợp XN TBCTC bình thường:
XN TBCTC mỗi 3 năm -> 60 tuổi.
Điều kiện lấy TBCTC:
Sau sạch kinh.Không rong huyết.
Không làm sang chấn CTC.
Không đặt thuốc, bơm rửa âm đạo.
Không viêm âm đạo cấp.
Dự phòng:
Tiêm vaccin và Phết tế bào AĐ – CTC.
Tiêm vaccin: có rất ít hiệu quả trong những năm đầu.
- Tùy thuộc vào tuổi khi bắt đầu tiêm vaccin.
- Diễn tiến từ nhiễm HPV nguy cơ cao đến UTCTC rất dài.
- Ước tính tiêm vaccin dự phòng có thể làm giảm được ~70% số nhiễm HPV nguy cơ cao mãn tính
Tại sao phải tiêm vaccin cho tất cả VTN nữ? Sao không tiêm riêng cho nhóm “nguy cơ cao”?
- Không thể xác định được rõ ai là và nhất là ai sẽ là nhóm phụ nữ có nguy cơ cao.- Nguy cơ cho nam và nữ có quan hệ tình dục thường xuyên, trong suốt cuộc đời là > 75%.
- Nhiễm HPV có thể xảy ra ở nhiều dạng quan hệ, không chỉ khi nào có giao hợp được mới bị lây nhiễm.
Do đó, dù đã tiêm vaccin, cũng cần tiếp tục làm phết tế bào âm đạo – cổ tử cung.
Bài báo cáo online:
BS.CKII Nguyễn Thị Bích Ty
Theo Globocan năm 2012, ung thư CTC là ung thư phổ biến đứng hàng thứ ba ở phụ nữ toàn thế giới. Tỉ lệ tử vong đứng hàng thứ tư trong số ung thư ở nữ giới. Ước tính khoảng 500.000 ca mới mỗi năm và khoảng 75% xảy ra ở các nước đang phát triển. Cũng theo Globocan, tại Việt Nam số ca mắc mới là 5,146 ca.
Âm đạo là bộ phận nhạy cảm, rất dễ bị viêm. Viêm âm đạo (Vaginitis) là một loại bệnh phụ khoa khá phổ biến ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, có thể xảy ra ngay cả với các bạn gái ở tuổi dậy thì.
Tiểu không kiểm soát khi gắng sức (SUI) là vấn đề sức khỏe gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của phụ nữ, đặc biệt ở phụ nữ tuổi trung niên và tuổi già.