Ngày 10/12/2018

Viêm âm đạo - góc nhìn mới trong điều trị

    Âm đạo là bộ phận nhạy cảm, rất dễ bị viêm. Viêm âm đạo (Vaginitis) là một loại bệnh phụ khoa khá phổ biến ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, có thể xảy ra ngay cả với các bạn gái ở tuổi dậy thì. Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn (45 – 50%) hay do nấm Cadida albicans (25%) hoặc nhiễm Trichomonas (10%).

    Bệnh được biểu hiện qua lượng khí hư tiết nhiều và có mùi bất thường, tiểu đau, xuất huyết nhẹ, (rong kinh)… Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng nếu bệnh không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và điều trị đúng phương pháp, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày dẫn đến nguy cơ  gây tổn hại đến sức khỏe sinh sản và chức năng tình dục.

    Trong chương trình hội thảo khoa học chuyên đề Góc nhìn mới trong điều trị viêm âm đạo chiều 6/12/2018, bên cạnh việc chia sẻ cùng các y – bác sĩ  tại Bệnh viện Từ Dũ về các tác nhân gây bệnh, kinh nghiệm trong quá trình điều trị bệnh nhiễm khuẩn âm đạo, báo cáo viên – TS.BS NGÔ THỊ YÊN, Trưởng khoa Kế hoạch gia đình - Bệnh viện Từ Dũ đã báo cáo về sự xuất hiện màng Biofilm trên biểu mô âm đạo. Biofilm là phức hợp sinh học, được hình thành khi vi khuẩn được bao bởi lớp màng, tạo  một môi trường sinh học thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn làmcho tổn thương trở thành mãn tính, khó chữa lành. Vi khuẩn sống trong biofim có đặc điểm:

    -    Tăng sức đề kháng với môi trường và kháng sinh.

    -    Ngăn cản sự khuếch tán của các tác nhân kháng khuẩn làm các tác nhân này kém hiệu quả.

    -    Chuyển hóa không hoạt động: để thoát khỏi tác dụng của thuốc và khó bị tiêu diệt.

    -    Tăng khả năng gây tổn thương, viêm và nhiễm trùng tại chổ.

    -    Vi khuẩn sống biofilms có các đặc điểm như tăng cư.

    Về phương pháp điều trị, việc sử dụng thuốc sát khuẩn tại chỗ, vừa có tác dụng giảm nhẹ mức độ nhiễm trùng để không gây ảnh hưởng  nhiều đến hệ vi sinh bình thường tại âm đạo, vừa thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và viêm nhiễm, đồng thời phòng ngừa được nguy cơ kháng thuốc kháng sinh.

    CN. Nguyễn Thị Minh Tâm

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ