Kỹ thuật giúp người bệnh uống thuốc
I. MỤC ĐÍCH
– Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
– Điều trị bệnh.
II. CHỈ ĐỊNH
– Cho tất cả các người bệnh có thể uống được.
– Thực hiện y lệnh điều trị.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Người bệnh mê man.
– Nôn mửa liên tục.
– Bị bệnh ở thực quản.
– Người bệnh tâm thần không chịu uống thuốc.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người bệnh
– Xem hồ sơ bệnh án, thực hiện 5 đúng.
– Giải thích cho người bệnh và căn dặn người bệnh những điều cần thiết.
2. Dụng cụ và thuốc: đựng trong khay sạch
– Thuốc theo chỉ định: thuốc viên, thuốc nước, thuốc bột...
– Dụng cụ đựng thuốc.
– Ly đựng nước uống.
– Bình đựng nước uống.
– Dụng cụ đo lường: ly chia độ, muỗng canh, muỗng cà phê, ống đếm giọt.
– Dao cưa.
– Sổ, phiếu thuốc.
– Bồn hạt đậu.
– Vài miếng gạc.
3. Địa điểm
Thường cho người bệnh uống thuốc ngay tại giường bệnh.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Điều dưỡng đội nón, mang khẩu trang, rửa tay.
- Kiểm tra y lệnh điều trị và phiếu cho thuốc (đối chiếu 5 đúng trong suốt thời gian người bệnh dùng thuốc) sau đó kiểm tra nhãn thuốc lấn thứ l.
- Lấy thuốc:
Thuốc viên:
– Dùng nắp chai để hứng thuốc.
– Dùng muỗng đếm đủ số lượng thuốc cho vào ly hoặc giấy (không dùng tay bốc thuốc).
Thuốc nước:
– Lắc chai thuốc, xoay nhãn hiệu lên trên để khỏi ướt khi rót thuốc.
– Mở nắp chai để ngửa trên mặt bàn.
– Một tay cầm ly đưa ngang tầm mắt, đầu ngón tay cái để ngang mức số lương chỉ định.
– Rót thuốc không để chai thuốc chạm vào miệng ly (trước khi rót thuốc, đọc lại nhãn thuốc lần 2).
– Lau miệng chai thuốc, đậy nắp, trả chai thuốc về vị trí cũ.
Thuốc giọt:
– Cho 1 ít nước vào ly, để thẳng ống đếm giọt, vừa nhỏ giọt, vừa đếm cho thuốc vào ly (muỗng).
- Đặt thuốc lên khay, kèm theo mỗi ly thuốc là 1 phiếu thuốc, bình nước và ly nước uống.
- Đẩy xe hoặc mang khay thuốc đến bên giường bệnh.
- Thực hiện 5 đúng:
– Đúng người bệnh.
– Đúng thuốc.
– Đúng liều.
– Đúng đường dùng.
– Đúng thời gian.
- Báo và giải thích cho người bệnh.
- Đặt người bệnh ngồi hoặc nằm đầu cao.
- Đưa thuốc và nước cho người bệnh uống ngay sau khi phát thuốc.
- Thu dọn dụng cụ.
VI. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ
1 Đánh giá
– Người bệnh uống hết thuốc hay từ chối không uống.
– Sau khi uống không bị nôn.
– Không bị sặc khi uống thuốc.
2. Ghi hồ sơ
– Ngày giờ cho người bệnh uống thuốc.
– Tên thuốc, liều dùng, thời gian dùng thuốc.
– Phản ứng của người bệnh (nếu có).
– Tên người thực hiện.
VII. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH
Nếu có gì bất thường thì phải báo ngay cho điều dưỡng ví dụ: nôn, chóng mặt, nhức đầu, nôn ra máu...
VIII. AN TOÀN NGƯỜI BỆNH
NGUY CƠ – TAI BIẾN |
PHÒNG NGỪA |
Tránh nhẫm lẫn. |
Thực hiện 5 đúng. |
Dị ứng thuốc. |
- Hỏi tiền sử dị ứng thuốc. |
Tránh nôn, sặc. |
- Người bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt. |
Làm sạch đại tràng và trực tràng.
Đặt thông tiểu là biện pháp đặt một ống thông tiểu qua đường niệu đạo vào bàng quang nhằm:
– Làm giảm sự khó chịu và căng quá mức do ứ đọng nước tiểu trong bàng quang.
– Đo lường khối lượng và tính chất nước tiểu lưu trú trong bàng quang.
– Lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm.
Cung cấp oxy qua mũi để điều trị tình trạng thiếu oxy máu.
Cung cấp đủ oxy cho cơ thể khi người bệnh mắc một số bệnh nhiễm khuẩn hoặc mắc các bệnh đường hô hấp có biểu hiện khó thở dẫn đến tình trạng thiếu oxy.
– Giữ da luôn sạch sẽ, đem lại sự thoải mái cho người bệnh.
– Giúp sự bài tiết qua da được dễ dàng.
– Phòng tránh được lở loét, nhiễm khuẩn qua da và các bệnh ngoài da.
– Giữ răng miệng luôn sạch đề phòng nhiễm khuẩn răng miệng.
– Chống nhiễm khuẩn trong trường hợp có tổn thương ở miệng.
– Giúp người bệnh thoải mái, dễ chịu, ăn ngon.
Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn khi thay băng cho người bệnh.