Kỹ thuật thụt tháo
I. MỤC ĐÍCH
Làm sạch đại tràng và trực tràng.
II. CHỈ ĐỊNH
– Người bệnh táo bón lâu ngày.
– Trước khi phẫu thuật.
– Trước khi sinh.
- Thực hiện theo y lệnh.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Bệnh thương hàn.
– Viêm ruột.
– Tắc ruột, xoắn ruột.
– Tổn thương hậu môn, trực tràng.
IV. CHUẨN BỊ:
1. Người bệnh
– Báo và giải thích cho người bệnh trước khi thực hiện kỹ thuật.
– Hướng dẫn người bệnh cố gắng nhịn đi ngoài sau khi thụt 10 phút.
– Hướng dẫn người bệnh tư thế thích hợp.
2. Nước thụt
– Nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước đun sôi để nguội khoảng 370C.
– Lượng nước tùy theo chỉ định, người lớn trung bình thường từ 500 – 1000ml, không quá 1500ml. Trẻ em 200 – 500ml tùy theo tuổi, trường hợp đặc biệt theo chỉ định của bác sĩ.
3. Dụng cụ
– Bốc sạch đựng nước thụt có chia vạch.
– Dây dẫn cao su dài 1,2 – 1,5 m.
– Canun thụt.
– Hai khay chữ nhật.
– Găng tay sạch.
– Lọ đựng kềm Kocher.
– Bồn hạt đậu.
– Ca múc nước, chậu hoặc xô sạch đựng nước.
– Dầu nhờn (paraffin, vaselin).
– Gạc, giấy gói vòi thụt, giấy vệ sinh.
– Mảnh nylon,vải phủ che chắn cho người bệnh.
– Cột treo bốc.
– Bô.
4. Địa điểm:
– Tiến hành tại phòng thụt.
– Tại phòng bệnh trong trường hợp đặc biệt.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Giải thích, động viên người bệnh, lót nilon dưới mông.
- Cho người bệnh nằm nghiêng sang bên trái, sát mép giường: chân trên co, chân dưới duỗi, đắp vải phủ.
- Lắp canun vào ống cao su, lắp ống cao su nối với bốc.
- Khóa canun lại, đổ nước vào bốc (300ml), treo bốc lên cách mặt giường 60 – 80 cm.
- Kiểm tra nhiệt độ nước (khoảng 370C).
- Đi găng sạch.
- Thử canun, bôi dầu nhờn vào đầu canuyn.
- Điều dưỡng đứng ngang hông người bệnh, mở vải đắp, bộc lộ hậu môn.
- Đưa canuyn vào hậu môn khoảng 2/3 canun.
- Mở khóa cho nước chảy từ từ vào trực tràng, giữ canun.
- Theo dõi nước ở bốc, hỏi người bệnh có cảm giác nước vào ruột hoặc tức bụng không hoặc người bệnh kêu đau bụng thì giảm áp lực hoặc khóa vòi.
- Khi nước trong bốc gần hết, khóa lại, rút canuyn nhẹ nhàng. Tháo canuyn bỏ vào thùng có chứa dung dịch sát khuẩn.
- Tháo găng.
- Cho người bệnh nằm tư thế thích hợp.
- Hướng dẫn người bệnh nhịn đi đại tiện khoảng 10 – 15 phút sau khi thụt tháo xong.
- Thu dọn dụng cụ.
VI. ĐÁNH GIÁ – GHI HỒ SƠ
– Thời gian thụt.
– Số lượng.
– Dung dịch thụt.
– Tổng trạng người bệnh.
– Tên NHS thực hiện.
VII. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH
– Trong khi thụt: nếu người bệnh thấy đau bụng, mót rặn thì báo ngay cho nhân viên y tế.
– Hướng dẫn người bệnh cố gắng kềm chế giữ nước trong ruột khoảng 10 – 15 phút.
Đặt thông tiểu là biện pháp đặt một ống thông tiểu qua đường niệu đạo vào bàng quang nhằm:
– Làm giảm sự khó chịu và căng quá mức do ứ đọng nước tiểu trong bàng quang.
– Đo lường khối lượng và tính chất nước tiểu lưu trú trong bàng quang.
– Lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm.
Cung cấp oxy qua mũi để điều trị tình trạng thiếu oxy máu.
Cung cấp đủ oxy cho cơ thể khi người bệnh mắc một số bệnh nhiễm khuẩn hoặc mắc các bệnh đường hô hấp có biểu hiện khó thở dẫn đến tình trạng thiếu oxy.
– Giữ da luôn sạch sẽ, đem lại sự thoải mái cho người bệnh.
– Giúp sự bài tiết qua da được dễ dàng.
– Phòng tránh được lở loét, nhiễm khuẩn qua da và các bệnh ngoài da.
– Giữ răng miệng luôn sạch đề phòng nhiễm khuẩn răng miệng.
– Chống nhiễm khuẩn trong trường hợp có tổn thương ở miệng.
– Giúp người bệnh thoải mái, dễ chịu, ăn ngon.
Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn khi thay băng cho người bệnh.
– Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
– Điều trị bệnh.