Ngày 13/06/2017

Kỹ thuật test lẩy da

    I. MỤC ĐÍCH

    – Dự phòng và chống sốc phản vệ do sử dụng thuốc kháng sinh.

    – Xử trí ngay tại chỗ khi phản ứng xảy ra.

    II. CHỈ ĐỊNH

    – Penicillin.

    – Streptomyxin và các loại thuốc kháng sinh khác theo y lệnh của Bác sĩ.

    III.  CHUẨN BỊ

    1. Chuẩn bị dụng cụ

    Dụng cụ vô khuẩn: 

    – Khay chữ nhật.

    – Bơm kim tiêm loại 5ml, 1 ml.

    – Kim lẩy da số 24.

    – Gạc bẻ thuốc, gòn.

    – Kềm Kocher, ống cắm kềm.

    Các loại dụng cụ khác:

    – Thuốc theo y lệnh, nước cất.

    – Hộp thuốc chống sốc.

    – Cồn 700.

    – Hộp đựng vật sắc nhọn.

    – Bồn hạt đậu.

    – Hồ sơ bệnh án hoặc sổ thuốc.

    2. Chuẩn bị người bệnh

    – Thông báo và giải thích cho người bệnh biết việc sắp làm giúp người bệnh yên tâm.

    – Kiểm tra và khai thác tiền sử dị ứng thuốc của người bệnh.

    IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

    1. Điều dưỡng đội nón, mang khẩu trang, rửa tay.
    2. Đưa dụng cụ đến giường , kiểm tra đối chiếu người bệnh
    3. (5 đúng).
    4. Kiểm tra thuốc, sát khuẩn ống thuốc, nước cất, bẻ bằng gạc vô khuẩn.
    5. Chuẩn bị bơm kim tiêm, pha thuốc nồng độ 100.000 đv/ ml.

    Cách pha thuốc:

    - Lọ Penicillin 500.000 đv + 5 ml nước cất = 100.000 đv/ ml.

    - Lọ Penicillin l.000.000 đv + 5 ml nước cất = 200.000 đv/ ml.

       Lấy 1/2 ml dung dịch thuốc đã pha + 1/2ml nước cất = 100.000 đv/ ml.

    6. Lấy 1 ml thuốc đã pha vào bơm tiêm 1ml và 1ml nước cất vào bơm 5 ml, đuổi khí đúng kỹ thuật đặt vào khay vô khuẩn.

    7. Xác định vị trí tiêm: 1/3 trên mặt trước trong cẳng tay.

    8. Sát khuẩn vị trí tiêm từ trong ra ngoài (chú ý sát khuẩn rộng), điều dưỡng sát khuẩn tay.

    9. Cầm bơm tiêm nhỏ 1 giọt nước cất và 1 giọt thuốc cách nhau 3 - 5 cm.
    10. Cầm kim tiêm số 24 lẩy nhẹ vào giọt nước cất tạo với mặt da l góc 450 vào lớp thượng bì không làm chảy máu, dùng bút khoanh tròn nơi tiêm và ghi tên nước cất thử.
    11. Cầm kim tiêm số 24 lẩy nhẹ vào giọt thuốc, dùng bút khoanh tròn nơi tiêm và ghi tên thuốc tiêm.
    12. Hướng dẫn người bệnh không chạm vào nơi tiêm.
    13. Theo dõi và quan sát sắc mặt người bệnh trong và sau khi làm test.
    14. Thu dọn dụng cụ - rửa tay.
    15. Mời bác sĩ đọc kết quả sau 20 phút. Ghi phiếu theo dõi-chăm sóc. 

    V. ĐỌC KẾT QUẢ TEST LẨY DA

    Mức độ

    Ký hiệu

    Biểu hiện

    Âm tính

    -

    Giống như chứng âm tính

    Nghi ngờ

    +/-

    Ban sẩn đường kính dưới 3mm

    Dương tính nhẹ

    +

    Đường kính ban sẩn 3- 5mm, ngứa, xung huyết

    Dương tính vừa

    ++

    Đường kính ban sẩn 6 - 8mm, ngứa, ban đỏ

    Dương tính mạnh

    +++

    Đường kính ban sẩn 9 - 12mm, ngứa, chân giả

    Dương tính rất mạnh

    ++++

    Đường kính trên 12mm, ngứa nhiều, nhiều chân giả

    VI. ĐÁNH GIÁ VÀ GHI HỒ SƠ

    – Thời gian thử thuốc.

    – Tên thuốc thử.

    – Nữ hộ sinh thực hiện.

    VII.  THEO DÕI

    – Tổng trạng.

    – Quan sát sắc mặt, màu da ở vị trí tiêm thuốc và mũi chứng.

    – Trong trường hợp thử phản ứng thuốc dương tính, không thực hiện thuốc và báo bác sĩ ngay.

    VIII. AN  TOÀN NGƯỜI BỆNH

    NGUY CƠ – TAI BIẾN

    PHÒNG NGỪA

    Nhầm lẫn thuốc.

    -   Thực hiện 5 đúng.

    Sốc phản vệ.

    -   Hỏi tiền sử dị ứng.

    -   Chuẩn bị sẵn hộp thuốc chống sốc.

    Nhiễm trùng.

    -   Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.

    Tác dụng không mong muốn

     

    -   Đảm bảo kỹ thuật test lẩy da: kim hợp với mặt da 1 góc 450 vào lớp thượng bì không làm chảy máu.

    P. Điều dưỡng

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ