Kỹ thuật tiêm dưới da
I. MỤC ĐÍCH
Đưa thuốc vào cơ thể qua đường tiêm vào mô dưới da, thuốc sẽ được hấp thu và tác dụng toàn thân.
II. CHỈ ĐỊNH
– Cấp cứu cần có hiệu quả nhanh.
– Người bệnh không uống được hoặc không nuốt được.
– Thuốc dễ bị phá huỷ và biến chất bởi men tiêu hoá.
– Thuốc có chỉ định điều trị qua đường tiêm dưới da.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Phụ thuộc vào tình trạng người bệnh và y lệnh của bác sĩ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Dụng cụ
Dụng cụ vô khuẩn
– Khay chữ nhật.
– Bơm, kim tiêm thích hợp.
– Kềm Kocher, ống cắm kềm.
– Gòn, gạc, hộp đựng gòn cồn.
Dụng cụ sạch và thuốc
– Cồn 700.
– Thuốc theo y lệnh.
– Hộp thuốc chống sốc.
– Bồn hạt đậu.
– Sổ thuốc (phiếu thuốc).
Dụng cụ khác
– Thùng đựng vật sắc nhọn.
– Thùng đựng chất thải.
Người bệnh
– Thông báo và giải thích cho người bệnh và gia đình biết việc sắp làm giúp người bệnh yên tâm và hợp tác trong quá trình tiêm.
– Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp.
- V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Giải thích cho người bệnh và đặt người bệnh tư thế thích hợp.
- Điều dưỡng đội nón, mang khẩu trang, rửa tay.
- Thực hiện 5 đúng.
- Kiểm tra lại thuốc, sát khuẩn đầu ống thuốc (hoặc nước cất), dùng gạc vô khuẩn bẻ đầu ống thuốc.
- Chọn bơm kim tiêm thích hợp, xé vỏ bao và thay kim lấy thuốc.
- Pha thuốc và rút thuốc vào bơm tiêm.
- Thay kim tiêm, đẩy không khí ra khỏi bơm tiêm, đặt vào khay vô khuẩn.
- Bộc lộ vùng tiêm và xác định vị trí tiêm:
– 1/3 giữa mặt trước ngoài cánh tay hoặc
– 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi hoặc
– Dưới da bụng.
- Sát khuẩn tay nhanh.
- Sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra ngoài.
- Tiến hành tiêm thuốc cho người bệnh:
– Một tay véo da nơi tiêm, một tay cầm bơm tiêm đâm kim chếch 450 so với mặt da.
– Rút nhẹ nòng bơm tiêm kiểm tra thấy không có máu.
– Bơm thuốc chậm, quan sát sắc mặt người bệnh, hết thuốc, căng da rút kim.
– Sát khuẩn nơi tiêm.
- Giúp người bệnh về tư thế thoải mái, hướng dẫn những điều cần thiết.
- Thu dọn dụng cụ và ghi hồ sơ.
Đưa thuốc vào cơ thể qua đường tiêm vào mô cơ, thuốc sẽ được hấp thu và tác dụng toàn thân.
– Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn khi người bệnh bị mất nước, mất máu (xuất huyết, bỏng, và tiêu chảy mất nước…).
– Giải độc, lợi tiểu.
– Nuôi dưỡng người bệnh (khi người bệnh không ăn uống được).
– Đưa thuốc vào để điều trị bệnh.
Đưa thuốc vào cơ thể qua đường tiêm vào tĩnh mạch, thuốc sẽ được hấp thu nhanh và tác dụng toàn thân.
– Điều trị bệnh.
– Chẩn đoán bệnh.
– Phòng bệnh.
Tiêm thuốc vào trong da để thử phản ứng thuốc hoặc tiêm vắc xin phòng bệnh.
Làm giảm bớt áp lực buồng ối.
Giúp rút ngắn thời gian chuyển dạ
Đảm bảo an toàn cho mẹ và con khi sanh ngã âm đạo.