Cách khám khung chậu
I. MỤC ĐÍCH
Xác định được kích thước các đường kính của khung chậu để tiên lượng cuộc sanh
II. CHỈ ĐỊNH
Sản phụ khám thai 3 tháng cuối và trong chuyển dạ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Dọa sanh non
– Nhau tiền đạo
IV. CHUẨN BỊ
1. Dụng cụ
– Găng tay
– Thước dây
– Bút
– Bộ rửa âm hộ - âm đạo
2. Sản phụ
– Thông báo trước khi thực hiện
– Hướng dẫn sản phụ đi tiểu trước khi khám
– Hướng dẫn sản phụ nằm tư thế sản khoa
3. Nhân viên y tế
– Trang phục y tế
– Rửa tay thường quy
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Nhân viên đưa 2 ngón trỏ và giữa vào âm đaọ.
1. Khám eo dưới
Đo góc vòm vệ (góc hợp bởi 2 cành ngồi mu): Áp sát được 2 ngón tay khám vào góc vòm vệ là bình thường (bình thường góc vòm vệ > 900)
2. Khám eo giữa
Đường kính lưỡng gai hông:
– NVYT đưa 2 ngón tay trỏ và giữa về 2 bên phải và trái của tiểu khung, tìm 2 gai hông. Nếu gai hông nhọn, nhô vào bên trong và thành bên hội tụ thì có thể đường kính ngang eo giữa hẹp.
– Bình thường đường kính ngang eo giữa là 10,5 cm.
Đường kính trước sau eo giữa:
– Nếu mặt trước xương cùng cong vừa phải là tốt, bình thường chỉ sờ được 2 hoạc 3 đốt cùng cuối. Nếu xương quá phẳng hoặc quá cong hình lưỡi câu cũng không tốt.
– Bình thường đường kính trước sau eo giữa là 11,5 cm.
3. Khám eo trên
Khám đường vô danh: để đánh giá đường kính ngang: Ở khung chậu bình thường, ngón tay trong âm đạo có thể sờ được ½ đường vô danh. Nếu sờ được hơn 2/3 đường vô danh thì có khả năng hẹp đường kính ngang
Đo đường kính trước sau (Mỏm nhô – hạ vệ):
– Với ngón tay trỏ và giữa trong âm đạo, ta đi lần theo mặt trước xương cùng đi lên dần cho đến khi đầu ngón tay giữa chạm được mỏm nho, tỳ đầu ngón tay đó vào mỏm nhô, nâng bàn tay lên cho chạm vào bờ dưới khớp vệ
– Dùng ngón tay trỏ của bàn tay kia đánh dấu điểm chạm đó, đồng thời rút tay trong âm đạo ra
– Người khác dùng thước đo khoảng cách từ đầu ngón tay giữa đến điểm đánh dấu để có kích thước của đường kính mỏm nhô – hạ vệ bình thường khoảng 12 cm. Từ đó suy ra đường kính nhô – hậu vệ khoảng 10,5 cm
– Nếu khung chậu giới hạn: đường kính nhô – hậu vệ < 10 cm
– Và khung chậu hẹp: Đường kính nhô – hậu vệ < 9,5 cm
– Chống nhiễm khuẩn cho bé sơ sinh
– Bảo vệ da
– Tăng lưu thông tuần hoàn cho bé
– Theo dõi và chăm sóc rốn hàng ngày
– Giảm bớt sự cương tức vú
– Nuôi bé “từ chối” vú mẹ trong lúc trẻ đang học bú mẹ
– Nuôi bé có cân nặng sơ sinh thấp, không thể bú mẹ được
– Nuôi bé bệnh không thể bú đủ
– Duy trì sự tạo sữa khi bà mẹ hoặc đứa bé bị bệnh
Đánh giá xem ngôi thai có lọt qua khung chậu mẹ hay không?
– Nhận định được tình trạng âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, khung chậu.
– Phát hiện các bất thường ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, khung chậu.
– Xác định độ xoá mở cổ tử cung, ngôi thai, kiểu thế, đầu ối, khung chậu.
– Gây chuyển dạ để chấm dứt thai kỳ
– Nong cổ tử cung
– Phòng ngừa sản phụ lên cơn giật
– Đề phòng ngộ độc MgSO4
– Đảm bảo sức khỏe sản phụ và thai nhi