Kỹ thuật khám âm đạo trong sản khoa
I. MỤC ĐÍCH
– Nhận định được tình trạng âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, khung chậu.
– Phát hiện các bất thường ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, khung chậu.
– Xác định độ xoá mở cổ tử cung, ngôi thai, kiểu thế, đầu ối, khung chậu.
II. CHỈ ĐỊNH
Tất cả các thai phụ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Nhau tiền đạo
– Nhau bám thấp
IV. CHUẨN BỊ
1. Dụng cụ:
– Phòng kín, bình phong che.
– Dụng cụ làm vệ sinh
+ Hộp đựng gòn
+ Chén inox
+ Kềm
+ Bình nước chín
+ Dung dịch sát khuẩn
+ Dung dịch bôi trơn
– Găng: 2 ngón hoặc 5 ngón đã được tiệt khuẩn
2. Người bệnh:
– Hướng dẫn người bệnh đi tiểu
– Nằm tư thế sản phụ khoa
3. Nhân viên y tế:
– Trang phục chỉnh tề
– Mang khẩu trang
– Rửa tay thường quy
V. NGUYÊN TẮC
– Đảm bảo vô trùng
– Kín đáo
– Thông báo và giải thích cho người bệnh trước khi khám
– Thao tác nhẹ nhàng
VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Rửa âm hộ.
- Sát khuẩn âm hộ, tầng sinh môn và hai bên đùi.
- Mang găng vô khuẩn và thấm dung dịch bôi trơn
- Trải khăn vô trùng.
- Quan sát vùng âm hộ, tầng sinh môn xem có bình thường không (chồi, sùi, mào gà…)
- Dùng ngón 2 và 3 của tay phải nhẹ nhàng tách giữa 2 môi nhỏ đưa vào âm đạo, hướng về xương cùng.
- Nhắc người bệnh hít thở sâu, mềm bụng. trong suốt thời gian khám âm đạo.
- Thăm khám theo thứ tự sau:
– Âm đạo: xem có khối u, vách ngăn gì không.
– Cổ tử cung:
+ Tư thế trước, sau, trung gian
+ Mật độ (chắc hay mềm)
+ Độ xoá, mở và các bất thường khác
– Tình trạng ối:
+ Hình thành đầu ối.
+ Ối còn: ối phồng, dẹt, hình quả lê (thai chết lưu)
+ Ối vỡ: màu, mùi, lượng nước ối và xác định: sa dây rốn hoặc sa chi không?
– Ngôi thai, kiểu thế, độ lọt.
– Khám khung chậu (tiểu khung) để xem sự tương xứng của ngôi thai và khung chậu.
- Sau khi khám xong rút tay ra khỏi âm đạo, quan sát dịch tiết theo găng (khí hư, màu, nước ối...)
- Tháo găng bỏ vào thùng rác y tế.
- Rửa âm hộ.
- Hướng dẫn sản phụ tư thế tiện nghi, thoải mái.
- Thu dọn dụng cụ
- Ghi hồ sơ bệnh án.
– Âm hộ - tầng sinh môn
– Âm đạo
– Cổ tử cung
– Ngôi
– Ối
– Các bất thường khác
– Khung chậu
– Chống nhiễm khuẩn cho bé sơ sinh
– Bảo vệ da
– Tăng lưu thông tuần hoàn cho bé
– Theo dõi và chăm sóc rốn hàng ngày
– Giảm bớt sự cương tức vú
– Nuôi bé “từ chối” vú mẹ trong lúc trẻ đang học bú mẹ
– Nuôi bé có cân nặng sơ sinh thấp, không thể bú mẹ được
– Nuôi bé bệnh không thể bú đủ
– Duy trì sự tạo sữa khi bà mẹ hoặc đứa bé bị bệnh
Đánh giá xem ngôi thai có lọt qua khung chậu mẹ hay không?
Xác định được kích thước các đường kính của khung chậu để tiên lượng cuộc sanh
– Gây chuyển dạ để chấm dứt thai kỳ
– Nong cổ tử cung
– Phòng ngừa sản phụ lên cơn giật
– Đề phòng ngộ độc MgSO4
– Đảm bảo sức khỏe sản phụ và thai nhi