Kỹ thuật tresstest
I. MỤC ĐÍCH
Đánh giá sức chịu đựng của thai nhi khi có cuộc chuyển dạ
II. CHỈ ĐỊNH
– Thai ≥ 36 tuần , thiểu ối ≤ 6 cm
– Thai quá ngày (thai > 40 tuần)
– Theo dõi thai suy dinh dưỡng trong tử cung
– Theo chỉ định của bác sĩ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Thai/vết mổ cũ
– Nhau tiền đạo
– Đa thai, đa ối
– Ối vỡ sớm
– Dọa sanh non
IV. CHUẨN BỊ
1. Dụng cụ:
– Thuốc:
+ Glucoza 5% x 1 chai
+ Oxytocin 5 đv x 1 ống
– Hộp chống sốc
– Mâm vô khuẩn:
+ Hộp vô khuẩn
+ Chén đựng gòn tẩm cồn vô khuẩn
– Dây truyền dịch
– Dây garô
– Kim luồn 18
– Băng keo cố định
– Ống tiêm 3cc
– Gối kê tay
– Găng vô khuẩn
– Máy monitoring
– Đầu dò, dây nịt bụng
2. Sản phụ:
– Giải thích việc sắp làm giúp sản phụ hợp tác
– Hướng dẫn sản phụ đi tiểu trước khi thực hiện
– Cho sản phụ nằm đầu cao 30 độ
– Lấy dấu sinh hiệu: mạch, nhiệt độ, huyết áp
3. Nhân viên y tế:
– Trang phục chỉnh tề
– Mang khẩu trang
– Rửa tay thường quy
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Nắn bụng để xác định vị trí lưng thai nhi
- Bôi gel lên đầu dò
- Đặt đầu dò tim thai (đầu US) vào vị trí ổ tim thai rõ nhất
- Xác định đáy tử cung, đặt đầu dò TOCO vào vùng đáy tử cung.
- Theo dõi Monitoring trong thời gian từ 10 – 15 phút
- Nếu tim thai bình thường: 120 – 160 nhịp/phút, chưa đủ 3 cơn gò/ 10 phút. Tiến hành truyền dịch theo y lệnh bác sĩ: Truyền tĩnh mạch chai glucoza 5%, chỉnh 8 giọt/phút, bơm oxytocin 5 đv vào chai glucoza 5% và lắc nhẹ chai, Sau đó điều chỉnh số giọt để có đủ 3 cơn gò trong 10 phút
- Thời gian đánh giá Stresstest 30 – 45 phút tính từ lúc có đủ 3 cơn gò/10 phút
- Thu dọn dụng cụ
- Ghi hồ sơ bệnh án:
– Thời điểm đặt máy
– Thời điểm truyền dịch
– Thời điểm bắt đầu có 3 cơn gò/10 phút
– Thời điểm trình bác sĩ đọc kết quả stresstest: nhận định biểu đồ tim thai, cơn gò, phần khám âm đạo xác định cổ tử cung, ngôi, ối…
Nhận định kết quả:
Stresstest âm tính:
– Tim thai trong giới hạn bình thường
– Không xuất hiện nhịp giảm
Stresstest dương tính:
Xuất hiện và chiếm trên 50% thời gian theo dõi:
– Nhịp giảm muộn (Dip II)
– Nhịp giảm bất định (Dip III)
– Nhịp phẳng
– Nhịp nhanh trầm trọng ≥ 180 nhịp/ phút
– Nhịp chậm trầm trọng ≤ 100 nhịp/phút
– Chống nhiễm khuẩn cho bé sơ sinh
– Bảo vệ da
– Tăng lưu thông tuần hoàn cho bé
– Theo dõi và chăm sóc rốn hàng ngày
– Giảm bớt sự cương tức vú
– Nuôi bé “từ chối” vú mẹ trong lúc trẻ đang học bú mẹ
– Nuôi bé có cân nặng sơ sinh thấp, không thể bú mẹ được
– Nuôi bé bệnh không thể bú đủ
– Duy trì sự tạo sữa khi bà mẹ hoặc đứa bé bị bệnh
Đánh giá xem ngôi thai có lọt qua khung chậu mẹ hay không?
– Nhận định được tình trạng âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, khung chậu.
– Phát hiện các bất thường ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, khung chậu.
– Xác định độ xoá mở cổ tử cung, ngôi thai, kiểu thế, đầu ối, khung chậu.
Xác định được kích thước các đường kính của khung chậu để tiên lượng cuộc sanh
– Gây chuyển dạ để chấm dứt thai kỳ
– Nong cổ tử cung