Nghiệm pháp lọt ngôi chỏm
NGHIỆM PHÁP LỌT NGÔI CHỎM
I. MỤC ĐÍCH
Đánh giá xem ngôi thai có lọt qua khung chậu mẹ hay không?
II. CHỈ ĐỊNH
Các trường hợp nghi ngờ có bất xứng đầu chậu:
– Khung chậu bình thường – thai to.
– Khung chậu giới hạn – thai bình thường.
– Khung chậu hẹp – thai nhỏ.
– Chỉ định của bác sĩ.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Khung chậu hẹp hoàn toàn, khung chậu méo, lệch (x quang)
– Có bất xứng đầu chậu
– Thai suy
– Vết mổ lấy thai cũ
– Đa sản
– Bệnh lý tim mạch (dè dặt)
IV. ĐIỀU KIỆN
– Ngôi chỏm
– Chuyển dạ giai đoạn hoạt động
+ Cơn co tử cung tốt: 3 cơn co/ 10 phút, cường độ 60 – 80 mmHg
+ Cổ tử cung ≥ 4cm
– Nếu ối còn: phải tia ối để đầu áp cổ tử cung
– Tim thai trong giới hạn bình thường
– Có phòng mổ
– Có điều kiện và khả năng theo dõi sát để phát hiện kịp thời các biến chứng xảy ra và có chỉ định của bác sĩ.
V. CHUẨN BỊ
1. Dụng cụ:
– Thuốc:
+ Dung dịch glucose 5% x 500 ml
+ Oxytocin 5 đv x 1 ống
– Bộ dây truyền dịch
– Kim tiêm
– Dụng cụ tia ối hoặc bấm ối
– Máy monitor sản khoa
1. Sản phụ:
– Thông báo sản phụ việc sắp làm
– Hướng dẫn sản phụ đi tiểu
– Nằm thẳng, đầu cao
– Lấy dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
– Đặt máy theo dõi tim thai và cơn gò trong 30 phút
2. Nhân viên y tế:
– Trang phục chỉnh tề
– Mang khẩu trang
– Rửa tay thường quy
VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Đánh giá:
– Tổng trạng của sản phụ
– Tim thai và cơn gò tử cung thông qua monitor sản khoa trong 30 phút
– Nếu có cơn co tử cung không tốt: trình bác sĩ, thực hiện y lệnh bác sĩ điều chỉnh cơn co tử cung bằng thuốc: Glucoza 5% x 500 ml + oxytocin 5 đơn vị x 1 ống: truyền tĩnh mạch khởi đầu 8 giọt/ phút để tạo 3 cơn co tử cung trong 10 phút, cường độ 60 – 80 mmHg
2. Khám âm đạo: xác định
– Độ xóa mở cổ tử cung
– Ngôi thai
– Độ lọt ngôi thai
– Tình trạng ối
– Xác định xem có sa dây rốn hoặc sa chi
– Nếu ối còn, cổ tử cung tốt, đầu áp sát cổ tử cung: bấm ối (hoặc tia ối) khi có cơn co tử cung tốt.
– Kiểm tra lại xem có sa dây rốn không.
– Quan sát tình trạng ối, nếu có dấu hiệu bất thường, trình bác sĩ khám lại.
– Bắt đầu tính thời gian thực hiện làm nghiệm pháp lọt khi có cơn co tử cung tốt.
3. Theo dõi:
– Tim thai và cơn co tử cung mỗi 30 phút/lần
– Độ xóa mở cổ tử cung mỗi giờ/lần
– Độ lọt ngôi thai mỗi giờ/lần
– Sự thay đổi màu sắc nước ối sau 1 giờ
– Sau 2 giờ thực hiện nghiệm pháp lọt đánh giá lại kết quả các nội dung trên.
4. Biến chứng:
– Trong quá trình theo dõi làm nghiệm pháp lọt nếu có các biến chứng:
+ Cơn co tử cung cường tính
+ Thai suy
+ Ối xanh đặc
+ Sa dây rốn
→ Báo bác sĩ khám và thực hiện y lệnh chuẩn bị mổ lấy thai
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ:
Sau 2 giờ khám lại:
- Tim thai trong giới hạn bình thường
– Cơn co tử cung phù hợp với độ xóa mở cổ tử cung
– Cổ tử cung mở thêm ≥ 2 cm
– Ngôi thai có lọt hay xuống sâu hơn trong tiểu khung
→ Theo dõi tiếp, hướng cho sanh ngã âm đạo
- Cơn co cường tính
– Dấu hiệu thai suy
– Nước ối đổi màu
– Cổ tử cung không mở thêm hoặc phù nề thêm
– Ngôi thai không lọt, bắt đầu có bướu huyết thanh
→ Trình bác sĩ đánh giá kết quả nghiệm pháp lọt thất bại, chuẩn bị sản phụ mổ lấy thai.
Lưu ý: thự hiện theo y lệnh điều trị
– Chống nhiễm khuẩn cho bé sơ sinh
– Bảo vệ da
– Tăng lưu thông tuần hoàn cho bé
– Theo dõi và chăm sóc rốn hàng ngày
– Giảm bớt sự cương tức vú
– Nuôi bé “từ chối” vú mẹ trong lúc trẻ đang học bú mẹ
– Nuôi bé có cân nặng sơ sinh thấp, không thể bú mẹ được
– Nuôi bé bệnh không thể bú đủ
– Duy trì sự tạo sữa khi bà mẹ hoặc đứa bé bị bệnh
– Nhận định được tình trạng âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, khung chậu.
– Phát hiện các bất thường ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, khung chậu.
– Xác định độ xoá mở cổ tử cung, ngôi thai, kiểu thế, đầu ối, khung chậu.
Xác định được kích thước các đường kính của khung chậu để tiên lượng cuộc sanh
– Gây chuyển dạ để chấm dứt thai kỳ
– Nong cổ tử cung
– Phòng ngừa sản phụ lên cơn giật
– Đề phòng ngộ độc MgSO4
– Đảm bảo sức khỏe sản phụ và thai nhi