Theo dõi sản phụ tiền sản giật – sản giật có sử dụng Mgso4
I. MỤC ĐÍCH
– Phòng ngừa sản phụ lên cơn giật
– Đề phòng ngộ độc MgSO4
– Đảm bảo sức khỏe sản phụ và thai nhi
II. CHỈ ĐỊNH
Sản phụ có dấu hiệu tiền sản giật nặng – sản giật
III. CHUẨN BỊ
1. Dụng cụ
Dụng cụ vô khuẩn:
– Khay chữ nhật.
– Bơm, kim tiêm thích hợp.
– Kềm Kocher, ống cắm kềm.
– Gòn, gạc, hộp đựng gòn cồn.
Dụng cụ sạch và thuốc:
– Cồn 700
– Thuốc theo y lệnh:
+ MgSO4/15% 1,5g x 4 – 6 ống
+ Nước cất 5 ml/ống: 6 ống
+ Glucoza 5%: 1 chai
+ Cacium Gluconat: 5 ml/ống
– Hộp thuốc chống sốc.
– Bồn hạt đậu.
– Sổ thuốc (phiếu thuốc).
– Găng tay, dây garo.
Dụng cụ khác:
– Thùng đựng vật sắc nhọn.
– Thùng đựng chất thải.
2. Sản phụ
– Giải thích sản phụ biết tác dụng của thuốc là ngăn ngừa cơn giật, thông tin về các tác dụng phụ của thuốc cho sản phụ biết: gây cảm giác nóng, bức rứt, đổ mồ hôi, nôn ói… Động viên để sản phụ an tâm hợp tác
– Hướng dẫn sản phụ đi tiểu trước khi truyền dịch.
– Cho sản phụ nằm tư thế thoải mái.
3. Nhân viên y tế:
– Trang phục chỉnh tề
– Mang khẩu trang
– Rửa tay thường quy
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Liều tấn công (theo y lệnh):
Thường dùng MgSO4 15% 1,5g x 2 ống pha với 30 ml nước cất tiêm tĩnh mạch chậm trong 5 đến 15 phút (hoặc sử dụng bơm tiêm điện)
Liều duy trì: MgSO4 15% 1,5g x 4 ống pha vào chai Glucoza 5% 500ml, truyền tĩnh mạch, tốc độ truyền XXX giọt/ phút.
V. CÁC BƯỚC THEO DÕI
1. Theo dõi
Nội dung |
Thời gian theo dõi |
Bất thường |
|
Liều tấn công |
Liều duy trì |
||
Huyết áp |
15 phút/ 1 lần trong 30 phút |
1 giờ/ lần |
≥ 140/100 mmHg |
Mạch |
15 phút/ 1 lần |
1 giờ/ lần |
> 90 lần/phút |
Nhiệt độ |
15 phút/ 1 lần |
1 giờ/ lần |
≥ 380C |
Tim thai |
15 phút/ 1 lần |
1 giờ/ lần |
> 160 lần/phút < 120 lần/phút |
Cơn gò |
15 phút/ 1 lần |
1 giờ/ lần |
Theo dõi cơn gò cường tính |
2. Theo dõi dấu hiệu ngộ độc MgSO4
Nội dung |
Thời gian theo dõi |
Bất thường |
|
Liều tấn công |
Liều duy trì |
||
Phản xạ gân xương |
15 phút/ 1 lần |
1 giờ/ lần |
Không có phản xạ |
Nhịp thở |
15 phút/ 1 lần |
1 giờ/ lần |
< 14 lần/phút |
Nước tiểu |
15 phút/ 1 lần |
1 giờ/ lần |
< 30 ml/giờ |
Ion Magne |
Xét nghiệm mỗi ngày |
≥ 10 mEq/l |
Lưu ý: Thử phản xạ gân xương: dùng búa thử phản xạ ở khuỷu tay, xương đầu gối, xương bánh chè
3. Theo dõi sát các dấu hiệu khác
Nội dung |
Bình thường |
Bất thường |
Dấu hiệu thần kinh |
Không có |
Có nhức đầu, hoa mắt, ù tai |
Đau vùng thượng vị |
Không có |
Có đau vùng thượng vị |
4. Theo dõi sát các dấu hiệu trở nặng:
- Huyết áp tăng cao
– Nhức đầu nặng
– Rối loạn thị giác, mất ý thức định hướng
– Đau thượng vị, đau vùng gan, gan căng to, các men gan tăng
– Buồn nôn, ói nhiều
– Dung tích huyết cầu tăng cao chứng tỏ có cô đặc máu (Hemoglobine)
– Giảm tiểu cầu
– Phù tăng (biểu hiện bằng tăng cân nhanh)
– Thiểu niệu, lượng nước tiểu dưới 100ml/ 4 giờ
– Đạm niệu tăng cao
– Độ thanh thải creatinine giảm, creatinine trong máu tăng
– Phản xạ gân xương tăng
* Khi phát hiện 1 trong các dấu hiệu trên phải báo bác sĩ xử trí kịp thời.
5. Khi có dấu hiệu ngộ độc MgSO4:
Thực hiện thuốc Cacium Gluconat theo y lệnh bác sĩ và báo ngay bác sĩ gây mê hồi sức.
6. Thực hiện các xét nghiệm theo y lệnh:
– Đạm niệu trong 24 giờ
– Chức năng gan
– Chức năng thận
– Tiểu cầu
– Ion đồ: Ion Mg, Ca, Na
VI. TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
– Nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh lo âu, căng thẳng
– Chế độ ăn uống:
– Uống nước: > 2 lít/ngày
– Ăn nhiều chất đạm: thịt, cá, trứng
– Giảm ăn mặn (ít muối)
– Hướng dẫn sản phụ cách tự theo dõi: Khi thấy có dấu hiệu bất thường: nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau vùng thượng vị phải báo ngay với nhân viên y tế.
– Kế hoạch gia đình: không nên sanh nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ.
– Sau sanh tiếp tục theo dõi huyết áp tại các bệnh viện chuyên khoa theo chuyên khoa để được điều trị thích hợp.
– Chống nhiễm khuẩn cho bé sơ sinh
– Bảo vệ da
– Tăng lưu thông tuần hoàn cho bé
– Theo dõi và chăm sóc rốn hàng ngày
– Giảm bớt sự cương tức vú
– Nuôi bé “từ chối” vú mẹ trong lúc trẻ đang học bú mẹ
– Nuôi bé có cân nặng sơ sinh thấp, không thể bú mẹ được
– Nuôi bé bệnh không thể bú đủ
– Duy trì sự tạo sữa khi bà mẹ hoặc đứa bé bị bệnh
Đánh giá xem ngôi thai có lọt qua khung chậu mẹ hay không?
– Nhận định được tình trạng âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, khung chậu.
– Phát hiện các bất thường ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, khung chậu.
– Xác định độ xoá mở cổ tử cung, ngôi thai, kiểu thế, đầu ối, khung chậu.
Xác định được kích thước các đường kính của khung chậu để tiên lượng cuộc sanh
– Gây chuyển dạ để chấm dứt thai kỳ
– Nong cổ tử cung