Băng huyết sau sanh: Hành động trước khi chậm trễ?
BS. André Benbassa
Băng huyết sau sanh (BHSS) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ ở Pháp và trên toàn thế giới. Tại Pháp, BHSS chiếm 40% các trường hợp tử vong và 80% có thể tránh được. Vậy làm thế nào để đảo ngược tình hình này?
Xuất huyết?
Đờ tử cung (chuyển dạ kéo dài, song thai, thai to, sốt, béo phì, UXTC, đa sản), sót nhau, vỡ tử cung (tử cung có VMC), huyết tụ sau nhau, tiền sản giật, nhau tiền đạo, vết thương đường sinh dục, tình trạng đông máu trong mổ lấy thai, huyết khối.
Vì sao tử vong?
Chủ yếu do chẩn đoán chậm trễ, cũng như chưa chẩn đoán, xử trí không phù hợp, thiếu kinh nghiệm, thiếu phương tiện.
Điểm mấu chốt:
- Sản phụ có thể tử vong nếu chảy máu dưới ¾ giờ, tương tự như trường hợp tổn thương mạch máu.
- Chưa đánh giá được lượng máu mất.
- Tuân thủ việc thực hiện đánh giá máu mất bằng túi đo máu ngay sau sinh.
- Mất máu nghĩa là mất đồng thời các yếu tố đông máu.
- Huyết động học có thể không đổi nếu lượng máu mất dưới 1 lít.
- Biểu hiện sinh hoá thường chậm trễ, không tương ứng với lâm sang.
- Khi máu mất đến một giá trị nhất định phải bù lại máu và các yếu tố đông máu.
Có thể dự phòng? Có thể tiên đoán! chuẩn bị ứng phó!
2/3 các trường hợp chảy máu sau sinh xảy ra ở những phụ nữ không có yếu tố nguy cơ.
- Sau khi sinh: Tiêm mạch chậm hay tiêm bắp 5 đơn vị (đv) Oxytocin từ khi sổ vai.
- Ở phụ nữ có tiền căn BHSS, tiêm bắp hoặc tiêm mạch chậm 10 đv Oxytocin.
- Kéo nhẹ nhàng dây rốn với lực ấn trên xương vệ giúp bánh nhau dễ dàng bong và sau đó xoa đáy tử cung.
- Bóc nhau nhân tạo nếu nhau không sổ trong 30 phút.
- Soát tử cung nếu bánh nhau và màng nhau không đủ.
- Không rời cuộc mổ nếu đông máu không hoàn toàn hay chảy máu vẫn tiếp diễn.
- Kiểm tra toàn bộ đường sinh dục sau khi giúp sanh hay có rách đáy chậu.
Thực hành đúng và sẵn sàng ứng phó
- Phác đồ điều trị BHSS, phù hợp cho tất cả các trường hợp và ở mọi nơi.
- Nên để đồng hồ trong tất các phòng sanh.
- Theo dõi sau sinh trong vòng 2 giờ với bảng theo dõi theo thời gian
- Kiểm soát lượng máu mất bằng túi đo máu. Nếu máu mất > 500ml, cần báo động và điều trị ngay .
- Đo nhịp tim thường xuyên. Chú ý nhịp tim nhanh (>110) = báo động 1 (huyết áp có thể không thay đổi trong thời gian dài)
- Quan sát tình trạng tím tái
- Truyền dịch trước khi đưa bệnh nhân trở về phòng nếu bệnh nhân còn đau (huyết tụ)
- Giữ bệnh nhân theo dõi nếu xuất huyết lượng ít .
“Hành động” nếu chảy máu >500ml hoặc nhịp tim nhanh sau mổ.
- Báo động chuẩn bị thuốc. Ai làm gì, làm như thế nào!
- Truyền tĩnh mạch với lactate Rineger (hay Glucose 5%) và thở Oxy
- Bắt đầu bảng theo dõi theo thời gian
- Kiểm tra đường sinh dục bằng van +++, đặt tampon nếu cần sau soát lòng tử cung.
- Kiểm tra tử cung nếu không hiệu quả
- Làm tất cả mọi việc nhằm giảm lượng máu mất (chèn tử cung bằng 2 tay + chèn động mạch chủ bụng)
- Hành động độ 1: Tiêm tĩnh mạch chậm 10 đv Oxytocin + 20 đv Oxytocin trong 500ml truyền trong 20 phút (tối đa 40 đv)
- Hành động độ 2 (sau 15 phút không thành công với xử trí giai đoạn 1)
Nalador ® 1 ống 500 µg trong 50 ml dung dịch nước muối sinh lý, bắt đầu với 20 ml/h, tăng liều mỗi 10 ml/h, nếu cần thiết cho đến tối đa 50 ml/h + Exacyl ® với đường truyền khác: 2 ống 0,5g trong 100 ml dung dịch NaCl tiêm mạch chậm trong 10 phút. AR nếu cần thiết, tối đa 4g. Tiếp tục truyền Nalador trong 2 giờ và giảm mỗi 10 ml mỗi 15 phút.
Cytotec (trong trường hợp không có Nalador): 4 viên nhét hậu môn
- Hành động độ 3 (sau 15 phút không thành công với xử trí giai đoạn 2)
Các kỹ thuật:
- Kéo tử cung 1800 với 4 kẹp đặt ở CTC, và giữ lực kéo xuống trong 2 giờ.
(Kỹ thuật này có tác dụng làm gập góc động mạch tử cung, có tác dụng giống như tắc mạch)
- Đặt tampon lòng tử cung
- Hành động độ 4: Mở bụng
- Thắt bó mạch theo tầng (hoặc thắt động mạch hạ vị nếu đã được huấn luyện)
- Ép tử cung bằng mũi khâu ép mặt trước và mặt sau tử cung và nếu thất bại: Cắt tử cung bán phần hay cắt tử cung hoàn toàn.
Kết luận
“ Hành động trước khi chậm trễ”
Nhưng trên thực tế chúng ta lại hành động sau khi có băng huyết. Cũng như, trong phòng sanh vẫn còn tình trạng báo động, tình huống nguy hiểm, và thỉnh thoảng là tử vong!
* Trích Tài liệu HN Sản Phụ khoa Việt - Pháp - Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 12, ngày 10-11/05/12
Trong kế hoạch đào tạo tháng 3, khoa Sanh nhắc lại “Hướng dẫn phòng ngừa viêm phổi bệnh viện”, ban hành kèm theo quyết định số 3671/ QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế.
Bài báo cáo online
BS.CKII. Trần Thị Nhật Thiên Trang
ThS.BS. Trần Thị Thúy Phượng
Chuyên đề: Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong điều kiện dịch bệnh COVID-19
TS.BS Lê Quang Thanh
Tác giả: ThS.ĐD Nguyễn Thị Tuyết Hằng
Thời gian: lúc 14g00, ngày 05/3/2020
Báo cáo viên: BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang