Bất thường ở tim: có nhất thiết phải tiến hành mổ đối với tất cả các trường hợp bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp phát hiện trước sinh hay không?
Khoa Sản Phụ - Khoa tim mạch Nhi - Viện trường CHU – Angers, Pháp
Francoise Boussion
Có khoảng 1200 các trường hợp sinh ở Pháp và có thể khoảng 2000 trường hợp sinh ở Việt Nam bị các dị tật về tim này.
Có một câu hỏi được đặt ra về việc ghép tim ở trẻ sơ sinh khi đối diện với khả năng phẫu thuật và hậu quả lâu dài về sau (trong các trường hợp sửa chữa khó khăn hoặc không thể, tại sao không thay luôn quả tim ?). Câu trả lời có thể chắc chắn rằng việc ghép tim chỉ là một giải pháp tốt trừ khi:
- Ở trẻ sơ sinh, với khả năng sống chỉ khoảng 50% sau 10 năm và có thể phải ghép tim lại mỗi 10 đến 15 năm.
- Ở người trưởng thành mắc bệnh lý bẩm sinh mà tỉ lệ tử vong khi ghép tim cao hơn nhiều đối với tỉ lệ tử vong của dân số chung.
Một cách khái quát, ba tình huống có thể gặp khi đứng trước một bệnh lý tim phức tạp:
- Yếu tố tiên lượng đóng vai trò chính trước khi bác sĩ có thể can thiệp phẫu thuật.
- Bệnh lý tim về lý thuyết có thể ‘sửa chữa’ hoàn toàn.
- Bệnh lý tim mà chỉ có thể phẫu thuật tạm thời mà thôi.
Để đặt ra một quan điểm về tiên lượng một bệnh lý tim, nếu chỉ phân tích các kết quả của các trường hợp đã phẫu thuật thì chưa đủ. Trong trường hợp này, kết quả thường quá lạc quan do có nhiều yếu tố gây nhiễu như: bỏ qua các trường hợp tử vong trước khi được can thiệp phẫu thuật, và không tính đến các trường hợp có chống chỉ định phẫu thuật mà đó là điều chính yếu. Đó không phải là lý do để bỏ qua các trường hợp này. Cũng có nhiều tiến bộ trong điều trị các bệnh lý tim bẩm sinh thuộc nhóm này, như trong trường hợp phẫu thuật thiểu sản thất trái nhưng nó không rõ ràng và không ấn tượng như điều trị tận gốc nguyên nhân trong trường hợp chuyển vị đại động mạch mà các phẫu thuật viên đã làm.
Cuối cùng, khi chẩn đoán tiền sản là có tim bẩm sinh phức tạp, đặt ra vấn đề là nên giữ hay bỏ thai, điều quan trọng là không dừng lại ở chẩn đoán di truyền về dị tật (ví dụ tứ chứng Fallot = tiên lượng tốt, Hẹp phổi kèm thông liên thất = liên lượng xấu) nhưng cố gắng xác định rõ thêm một cách tốt nhất có thể các đặc điểm giải phẫu học nhằm phục vụ cho việc tiên lượng bệnh. Như trường hợp hẹp phổi kèm thông liên thất có sự tưới máu phổi vẫn được đảm bảo chủ yếu bởi các động mạch phổi thì được xem như có tiên lượng ‘tốt’; nhưng trong trường hợp tứ chứng Fallot kèm hẹp phổi nặng và/hoặc hẹp nhánh ngoại biên được xem rõ ràng là có tiên lượng xấu hoặc sửa chữa không hoàn chỉnh được.
Trích Tài liệu HN Việt - Pháp lần 11, năm 2011
Trong kế hoạch đào tạo tháng 3, khoa Sanh nhắc lại “Hướng dẫn phòng ngừa viêm phổi bệnh viện”, ban hành kèm theo quyết định số 3671/ QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế.
Bài báo cáo online
BS.CKII. Trần Thị Nhật Thiên Trang
ThS.BS. Trần Thị Thúy Phượng
Chuyên đề: Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong điều kiện dịch bệnh COVID-19
TS.BS Lê Quang Thanh
Tác giả: ThS.ĐD Nguyễn Thị Tuyết Hằng
Thời gian: lúc 14g00, ngày 05/3/2020
Báo cáo viên: BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang