Hướng dẫn sử dụng Anti-D Immunoglobulin để dự phòng Rhesus
Ts.Bs. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - BV Từ Dũ
Theo CREST (Clinical Resource Efficency Support Team 2000)
Hướng dẫn này dựa vào bảng hướng dẫn 1999 của Hội truyền máu Anh (The British Blood Transfusion Society (BBTS)và trường Cao Đẳng Sản Phụ Khoa Royal (The Royal College of Obstetricians and Gynaecologists RCOG) sau đó được chỉnh sửa bởi NICE (The National Institude for Clinical Excellence)
Chỉ định dùng Anti-D Ig trước sinh:
Anti-D dùng trong những trường hợp thai phụ có Rh âm không có kháng thể anti-D sau bất cứ sự kiện nào sau đây:
- Kết thúc thai kỳ: nội hoặc ngọai khoa.
- Thai ngoài tử cung.
- Hút nạo buồng tử cung sau sẩy thai.
- Dọa sẩy thai sau 12 tuần.
- Sẩy thai sau 12 tuần.
- Thủ thuật xâm lấn trước sinh như chọc ối, CVS, lấy mẫu máu thai.
- Xuất huyết trước chuyển dạ.
- Ngoại xoay thai.
- Chấn thương bụng kín.
- Thai chết trong tử cung.
- Sinh bé mang Rh dương.
Lưu ý:
- Đối với sẩy thai tự phát trước 12 tuần không kèm hút nạo thì không cần sử dụng Anti-D.
- Với dọa sẩy thai sau 12 tuần, nếu còn ra huyết ít nên dùng liều nhắc lại Anti-D sau mỗi 6 tuần.
- Trong quí 3 thai kỳ thường có sự truyền máu tiềm ẩn giữa mẹ và thai. Do đó cần tiêm Anti-D vào tuần 28 nhắc lại vào tuần 34 của thai kỳ và có thể nhắc lại sau sinh.
Dự phòng sau sinh:
- Lấy máu rốn (từ những bà mẹ có Rh âm) làm những XN: Nhóm máu ABO và type Rh D, định lượng Hb, bilirubin và test Coomb của bé.
- Tiêm bắp vùng cơ delta 500 UI Anti-D cho những bà mẹ Rh âm sinh con Rh dương càng sớm càng tốt (trước 72 giờ sau sinh). Nếu không thể tiêm trong thời gian này thì cũng có thể tiêm trong vòng 9-10 ngày sau, tuy nhiên mức độ bảo vệ không cao. Nếu không tiêm thì nguy cơ càng cao hơn. Với những người có vấn đề chảy máu nên tiêm dưới da.
- Lấy máu mẹ làm XN Kleihauer (càng sớm càng tốt và trong vòng 2 giờ sau sinh, trước khi tiêm Anti-D) xác định nồng độ FMH, nếu FMH > 4mls thì cần tăng lượng Anti-D. 125 UI cho mỗi ml tế bào hồng cầu thai nhi. Nếu FMH > 4ml: cần tiêm thêm 500 UI Anti-D lập lại sau liều đầu 48 giờ. Nếu FMH > 15ml thì tiêm liều 2500 – 5000 UI.
- Test Kleihauer: xác định máu thai trong tuần hoàn mẹ bằng phát hiện HbF, thực hiện khi thai ≥ 20 tuần.
- Liều thống nhất: Tiêm bắp 1250 UI (250mcg) Anti-D Ig.
Lưu ý:
Điều kiện định lượng FMH (the Feto Maternal Haemorhage):
- Sự kiện nguy cơ xảy ra ở thai sau 20 tuần với mẹ Rh âm.
- Mẹ Rh âm, không xác định được Rh thai.
- Mẹ Rh âm sinh con Rh dương.
Những tình huống thường kèm lượng FMH lớn:
- Chấn thương bụng ở quí 3 thai kỳ.
- Thai tích dịch không rõ nguyên nhân.
- Đa thai.
- Thai chết lưu và chết trong chuyển dạ.
- Sinh giúp và sinh mổ.
- Thủ thuật bóc nhau bằng tay.
- Không thực hiện FMH nếu mẹ đã có Anti-D trong máu.
- Với những bà mẹ đã nhạy cảm với Anti-D thì cần theo dõi về sản khoa để đánh giá thai nhi.
- Với những bà mẹ có lượng lớn FMH > 4ml thì cần theo dõi sau sinh, lấy máu định lượng Anti-D 6 tháng sau sinh để đánh giá nguy cơ cho thai kỳ sau.
Tóm tắt phác đồ tiêm:
- Sau bất cứ sự kiện no kể trn.
- 28 tuần một liều
- 34 tuần nhắc lại
- Sau sinh nhắc lại (sau khi lấy máu XN).
- Tiêm trong trường hợp mẹ truyền máu có Rh dương.
Không cần tiêm Anti-D đối với những trường hợp sau:
- Mẹ triệt sản sau sinh.
- Người bố Rh âm
- Chắc chắn mẹ không sinh đứa con khác sau này.
Lưu ý:
Đường tiêm: tiêm bắp, không tiêm mạch.
Những người có IgA có khả năng phản ứng.
Những người có phản ứng truyền máu.
Không dùng cho mẹ Rh dương.
Trong kế hoạch đào tạo tháng 3, khoa Sanh nhắc lại “Hướng dẫn phòng ngừa viêm phổi bệnh viện”, ban hành kèm theo quyết định số 3671/ QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế.
Bài báo cáo online
BS.CKII. Trần Thị Nhật Thiên Trang
ThS.BS. Trần Thị Thúy Phượng
Chuyên đề: Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong điều kiện dịch bệnh COVID-19
TS.BS Lê Quang Thanh
Tác giả: ThS.ĐD Nguyễn Thị Tuyết Hằng
Thời gian: lúc 14g00, ngày 05/3/2020
Báo cáo viên: BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang