Thai chậm tăng trưởng: theo dõi diễn tiến xấu của thai và lập kế hoạch chấm dứt thai kỳ
Khoa Sản Phụ, Đại học Sydney - Úc
Ở những thai kỳ nguy cơ thấp, việc siêu âm hàng loạt các bệnh nhân ở tam ca nguyệt 3 là không có lợi ích gì. Ngược lại, có 1 số giá trị khi khám hệ tim mạch ngoại vi ở những thai kỳ có bằng chứng suy bánh nhau.
Quá trình thai nhi bù trừ và mất bù khi giảm oxy máu thì được tiên đoán khá rõ mặc dù thời gian diễn tiến xấu đi rất thay đổi. Việc nhận biết những thai nhi chậm tăng trưởng là 1 vấn đề khó khăn, có thể định nghĩa bằng nhiều cách. Hầu hết những trường hợp chậm tăng trưởng sẽ giảm chu vi vòng bụng và 1 thai nhi có chu vi bụng dưới 5 độ bách phân sẽ được coi là chậm tăng trưởng và cần được theo dõi ở mức độ cao hơn. Nhóm dân số này được xác định bằng cách sử dụng các sơ đồ tăng trưởng.
Các thai nhi nhỏ hơn bình thường có thể có những vấn đề chưa được nhận biết như bất thường nhiễm sắc thể và nhiễm trùng. Điều quan trọng là phải xác định chắc chắn không có bất thường cấu trúc rõ ràng. Cần cân nhắc chọc ối và lấy máu mẹ tầm soát nhiễm trùng trước khi khẳng định nguyên nhân vấn đề suy dinh dưỡng là do suy bánh nhau.
Khi những nguyên nhân khác được loại trừ, ta có thể nghi ngờ thai chậm tăng trưởng có liên quan đến việc bám kém của bánh nhau. Doppler ĐM tử cung sẽ tăng Pi, sóng có notch. Doppler ĐM rốn tăng trở kháng, mất hoặc đảo ngược sóng tâm trương. Trong khi những thay đổi này có liên quan đến tăng tỷ lệ chết chu sinh, nhưng không có nghĩa là cần chấm dứt thai kỳ ngay lập tức.
Việc bù trừ khi thai nhi thiếu oxy bằng cách tái phân bố dòng máu đến mô: giảm tưới máu đến bụng và thận (phản ánh bằng việc giảm nước ối) và giảm trở kháng động mạch não giữa. những thay đổi này có thể xác định bằng siêu âm. Việc mất bù cũng có thể phát hiện bằng siêu âm. Việc tưới máu hệ tim mạch thay đổi: ống tĩnh mạch có dòng chảy bất thường với dòng chảy đảo ngược của sóng A và cũng có những thay đổi nhịp tim trong thời gian dài có thể được phát hiện bằng CTG. Những thông số này nằm trong những thay đổi cuối cùng trước khi thai nhi ở trong tình trạng nguy hiểm và được sử dụng như 1 phương tiện xác định thời điểm chấm dứt thai kỳ.
Trích Tài liệu HN Việt - Pháp lần 11, năm 2011
Trong kế hoạch đào tạo tháng 3, khoa Sanh nhắc lại “Hướng dẫn phòng ngừa viêm phổi bệnh viện”, ban hành kèm theo quyết định số 3671/ QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế.
Bài báo cáo online
BS.CKII. Trần Thị Nhật Thiên Trang
ThS.BS. Trần Thị Thúy Phượng
Chuyên đề: Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong điều kiện dịch bệnh COVID-19
TS.BS Lê Quang Thanh
Tác giả: ThS.ĐD Nguyễn Thị Tuyết Hằng
Thời gian: lúc 14g00, ngày 05/3/2020
Báo cáo viên: BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang