Về nguồn thăm khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi
K. Phẫu thuật Gây mê hồi sức - BV Từ Dũ
Mặc dù tôi đã tham quan địa đạo Củ Chi từ năm lớp 9, nhưng trở lại đây lần nữa trong lòng tôi chứa đầy cảm xúc thật khó tả. Lúc đầu, tôi chỉ biết tham quan, chui hầm, tròn xoe mắt nhìn mọi thứ và khâm phục chiến sĩ ta. Nhưng lần đi này cùng với các đoàn viên trong chi đoàn tôi hiểu được sâu sắc hơn, cảm nhận mạnh mẽ và đầy đủ hơn về những gian khổ và sự kiên cường của bộ đội Cụ Hồ.
Địa đạo Củ Chilà một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Địa đạo là kỳ quan độc nhất vô nhị dài 250km chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, đặc biệt được làm từ dụng cụ thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc xe xúc đất. Biết vậy chúng ta mới thấy rằng sự bền bỉ, kiên cường và lòng yêu nước mãnh liệt của chiến sĩ ta. Đúng như câu nói “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Đường hầm sâu dưới đất 3-8m, chiều cao chỉ đủ một người đi lom khom. Hãy một lần chui vào địa đạo Củ Chi, ta sẽ cảm nhận rõ chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù, y chí bất khuất của “vùng đất thép” và sẽ hiểu vì sao một nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng một nước lớn và giàu có như Hoa Kỳ. Ta sẽ hiểu vì sao Củ Chi mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 20 năm với một đội quân thiện chiến, vũ khí tối tân mà vẫn giành thắng lợi.
Bây giờ đến đây, hình ảnh của “đất thép thành đồng” Củ Chi trong thời kỳ kháng chiến như phần nào được tái hiện qua các tượng anh lính giải phóng quân đội mũ tai bèo, phụ nữ mặc áo bà ba đen, quàng khăn rằng và đi dép lốp, ở bên trong những bụi cây, ở mỗi khúc quanh trong khu địa đạo. Đến địa đạo Củ Chi, ai cũng sẽ phải khâm phục sự thông minh của chiến sĩ ta khi sáng chế ra bếp “Hoàng Cầm”. Một sáng kiến về thiết kế phục vụ công tác hậu cần rất độc đáo, nhờ bếp này mà người chiến sĩ “anh nuôi” Hoàng Cầm có thể nấu ăn cho các đồng đội mà không sợ địch phát hiện vì đã có một hệ thống dẫn khói mà không phải ai cũng có thể làm được và suy nghĩ ra. Ở đây, chúng tôi được ăn “đặc sản” của những năm tháng gian khổ đó. Như câu nói ai thường nhắc trong thời chiến tranh là “Muối trường kỳ, mì kháng chiến”. Ngày xưa, chiến sĩ ta không đủ gạo, thiếu cơm phải ăn độn từng củ khoai mì thay cho cơm từ năm này qua tháng nọ. Vậy mà, y chí chiến đấu đánh giặc thật kiên cường, thật mạnh mẽ.
Bản thân tôi là một nhân viên y tế, được làm ở bệnh viện đầu ngành nhưng thật sự sửng sốt khi đứng trước nơi cứu thương cho các chiến sĩ năm xưa. Đó là một căn hầm và một chiếc giường được đóng bằng tre thô sơ, tấm vải dù để che và …những dụng cụ phẫu thuật thật đơn giản. Thiết nghĩ, những thương binh năm xưa thiếu thốn và đau đớn đến chừng nào. Tham quan nơi làm việc, hầm công binh xưởng và những hầm chông…tôi hiểu rõ rằng các chiến sĩ ngày đêm tận tụy, cống hiến hết sức mình vì Đảng vì dân, thật sự kiên cường và tôi khâm phục biết bao. Đến đền Bến Dược, ngôi đền được xây nhân kỷ niệm 103 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1993, ngôi đền rộng 7ha trong quần thể khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi. Về phong thủy, ngôi đền nằm trên thế đất rất đẹp của vùng đất Củ Chi, hiện là đền tưởng niệm lớn nhất Việt Nam. Chính giữa cổng Tam Quan là biển đề “Đền Bến Dược” và trên các thân cột là những câu đối của nhà thơ Bảo Định Giang. Mấy dòng thơ như sau:
Trải tấm lòng son vì đất nước
Đem dòng máu đỏ giữ quê hương
Lòng biết công ơn nhang thơm một nén
Đời còn bóng dáng sao sáng ngàn năm
Tham quan bảo tàng, xem lại những tư liệu, hình ảnh, hiện vật đã gắn liền lịch sử và bây giờ tôi mới cảm nhận được hết những gian khổ, cơ cực, hy sinh, mất mát và y chí kiên cường, mạnh mẽ, thông minh, cùng tinh thần yêu nước bất khuất của chiến sĩ ta.
Chúng tôi trở về thành phố, kết thúc chuyến đi với bao nhiêu cảm xúc, niềm yêu thương, kính trọng và khâm phục vô bờ của thế hệ trẻ Việt Nam. “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”. Trên đường về, tôi thầm hứa sẽ cống hiến hết sức mình cho Tổ Quốc, cho cuộc sống. Là một nhân viên y tế, tôi nhận thức sâu sắc về sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đem một phần nhỏ công sức của mình góp phần cho đất nước ngày càng giàu đẹp và hoàn thiện hơn, để xứng đáng với những gì mà ông cha ta cũng như bao lớp người và các chiến sĩ đã nằm xuống để hy sinh cho đất nước, cho chúng ta có ngày hôm nay.
Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), chào mừng 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024) và chào mừng 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè (2000 – 2024), Công đoàn – Đoàn Thanh niên – Hội Chữ thập đỏ - Hội Cựu Chiến binh Bệnh viện Từ Dũ phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Kiểm sát Nhân dân Huyện Đắk Mil tổ chức chương trình “Hành trình tri ân – Tự hào tiếp bước” tại Huyện Đăk Mil – Tỉnh Đắk Nông vào ngày 27/7/2024 vừa qua. Hành trình ý nghĩa này là dịp để thế hệ trẻ tri ân, tưởng nhớ đến những người con anh dũng của dân tộc đã hy sinh vì độc lập, tự do và hạnh phúc của Tổ quốc, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các cô chú thương binh, bệnh binh và gia đình có công với cách mạng. Đồng thời tiếp bước những truyền thống tốt đẹp của thế hệ cha anh đi trước, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chia sẻ những yêu thương, trao tặng những món quà thiết thực đến với người dân và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.
Nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống, chào mừng Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2023), ngày 09/12/2023, Đoàn thanh niên Bệnh viện Từ Dũ đã phối hợp với Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Từ Dũ và Sở Y tế TP.HCM tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Chương trình được diễn ra tại Trung tâm y tế xã Phú Khánh, với sự tham gia của 20 đoàn viên, thanh niên là các bác sĩ, hộ sinh, điều dưỡng, dược sĩ,… của Bệnh viện Từ Dũ. Các hoạt động chuyên môn bao gồm: khám phụ khoa, tư vấn phụ khoa, siêu âm phụ khoa, xét nghiệm pap’s tầm soát ung thư cổ tử cung và cấp thuốc miễn phí. Ngoài ra, chương trình còn tặng quà cho các em học sinh nghèo hiếu học và người dân có hoàn cảnh khó khăn.
Hòa cùng không khí tưng bừng, phấn khởi, tự hào của tháng 7 lịch sử, chào mừng kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2023), 78 năm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (2/9/1945 – 2/9/2023), với mục tiêu tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa của quê hương; nâng cao nhận thức và khơi dậy trong tuổi trẻ nhà trường niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc, và tạo điều kiện để đoàn viên thanh niên tìm hiểu và khám phá những giá trị lịch sử to lớn của dân tộc, ngày 03/7/2023 vừa qua, Đoàn Thanh niên bệnh viện Từ Dũ đã tổ chức hành trình tham quan, tìm hiểu Dinh Độc Lập - một di tích lịch sử mang những ý nghĩa to lớn đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nền độc lập của nước nhà.