Cảnh báo về tình trạng phá thai tại các sơ sở y tế tư nhân
Ngày 5/10/2018 Bệnh viện Từ Dũ đã tiếp nhận sản phụ tên A., 20 tuổi, nhập viện vì thai lưu và ra huyết sau khi ngậm thuốc (không rõ tên) tại một cơ sở y tế tư nhân.
Theo lời khai lúc nhập viện ngày 27/9/2018, chị A. đã đến khám thai tại một cơ sở y tế tư nhân ở địa phương nơi cư trú, kết quả thai lưu lúc 16 tuần và được giới thiệu đến khám tại Bệnh viện tỉnh. Ngày 2/10/2018, chị A. tiếp tuc đến khám tại một phòng khám tư nhân, kết quả siêu âm, thai 16 - 17 tuần, thai lưu và được đề nghị đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ. Ngày 5/10/2018, chị A. đã đến Bệnh viện Từ Dũ, nhưng bị một tài xế xe ôm trước cổng bệnh viện chận lại, giới thiệu và đưa đi khám tại hai cơ sở y tế gần bệnh viện. Tuy nhiên cả hai nơi này đều từ chối tiếp nhận vì thai lưu đã quá lâu. Sau đó tài xế xe ôm này đưa chị A. đến môt cơ sở y tế tư nhân ở Quận 12, TP Hồ Chí Minh . Tại đây, sau khi thỏa thuận chi phí phá thai với giá 4.000.000 đồng, chị A. được thử máu, cho ngâm 02 viên thuốc màu trắng không rõ loại và đưa đến một căn phòng nhỏ. Một mình trong phòng lạ, chị A cảm thấy rất hoang mang, lo lắng trong khi bụng quặn đau từng cơn nên đã gọi người nhà đến giúp. Sau khi gia đình đồng ý thanh toán 1.200.000đ tiền thuốc theo yêu cầu của cơ sở y tế trên đây, chị A được nhanh chóng đưa đến Bệnh viện Từ Dũ. Công An quận 12 cũng đã có buổi làm việc với cơ sở y tế trên theo yêu cầu của người thân chị A.
Ghi nhận tại Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Từ Dũ lúc 16giờ 51phút cùng ngày khi chị A nhập viện: âm đạo có huyết sậm, cổ tử cung 2cm, ối phồng trong âm đạo, ngôi di dộng. Chẩn đoán thai 17 tuần, thai lưu trong tử cung, sẩy thai tiến triển. Bệnh nhân được chấm dứt thai kỳ với một bé nặng 200gram, không rõ giới tính tại khoa Sanh , bằng phương pháp sanh thường.
Trên đây là một trong rất nhiều ca phá thai tại các cơ sở y tế tư nhân sau đó lại chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Từ Dũ. Trong số này, có không ít trường hợp nguy cấp ảnh hưởng đến tính mạng và tình trạng sức khỏe lâu dài của người bệnh – những bạn nữ, nạn nhân của tình trạng phá thai tại các cơ sở y tế tư nhân, với trình độ chuyên môn và điều kiện thiết bị y tế không đảm bảo an toàn.
Khoa Kế hoạch gia đình- bệnh viện Từ Dũ tại lầu 4- khu M- số 227 Cống Quỳnh- quận 1- TPHCM tiếp nhận các trường hợp cần chấm dứt thai kỳ vì nhiều lý do khác nhau. Đánh giá theo từng trường hợp, khoa có thể thực hiện thủ thuật tại khoa hoặc cho nhập viện nhằm mục tiêu cao nhất là an toàn cho khách hàng. Các thủ tục phù hợp theo quy định của pháp luật và quy trình đảm bảo vô khuẩn, kinh nghiệm lâm sàng tốt và tinh thần chia sẻ tận tình là các yếu tố giúp khách hàng vượt qua được những thời khắc khó khăn của cuộc sống.
Để phòng ngừa nạn “cò” thường “đóng đô” trước cổng bệnh viện, đồng thời nhằm mục đích mang lại sự an tâm cho người bệnh, Bệnh viện Từ Dũ đã tổ chức Phòng Công tác xã hội và Bộ phận Chăm sóc khách hàng, luôn sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng có nhu cầu về tư vấn hoặc chăm sóc sức khỏe sinh sản. Bên cạnh đó, thông tin từ loa phát thanh hàng ngày của bệnh viện cũng luôn nhắc nhở mọi người cần cảnh giác trước những “cò bệnh viện”. Mong rằng người bệnh khi đã đến Bệnh viện Từ Dũ, đừng băn khoăn, do dự để dễ dàng xuôi theo lời khuyên dụ, giới thiệu của “cò”, dẫn đến …tiền mất, tật mang.
(Minh Tâm)
Quãng thời gian làm việc tại đây là một hành trình đáng nhớ đầy ý nghĩa và đáng trân trọng. Tôi cảm thấy buồn khi phải chia tay ngôi nhà thứ 2 này.
Tại đơn vị Kangaroo của Khoa Sơ sinh – Bệnh viện Từ Dũ, hình ảnh thường gặp là những em bé "nhỏ xíu như mèo con" đang yên ngủ trên lòng ngực ấm áp của ba mẹ, như chạm vào trái tim của không ít các bậc phụ huynh đưa con nhỏ đến tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ khoa Sơ sinh. Bỏ hết công việc hàng ngày, các ông bố vào bệnh viện, có khi cả tháng, để cùng mẹ luân phiên chăm sóc cho con. Hình ảnh ba, mẹ ấp ủ đứa con "đỏ hỏn" trong lòng với biết bao trìu mến, yêu thương, qua từng động tác vuốt ve, vỗ về êm ái - thậm chí “hắt hơi hay muốn ho cũng phải thật nhẹ để không làm bé giật mình”, gợi cho mọi người niềm cảm xúc mênh mang trước nghĩa mẹ, tình cha. Trong từng cử chỉ của mình, cả cha lẫn mẹ chỉ mong sao búp non mỏng manh, yếu ớt sớm được vươn mình lớn lên trong nắng mới…
Nhớ ngày đầu tiên đến nhận công tác tại Phòng Công tác xã hội - Bệnh viện Từ Dũ, tôi thật sự bất ngờ trước dòng người rất đông ở các quày làm thủ tục và người chờ đến lượt khám bệnh. Khi ấy tôi tự hứa sẽ cố gắng hết sức, hướng dẫn thật tận tình,giúp người bệnh nhanh chóng hoàn tất thủ tục, giảm bớt thời gian chờ đợi .
Bác sĩ thấy trong ánh mắt người vợ một sự có thể gọi tên là "cảm thấy mình có lỗi" dù những lời giải thích đã phân tích rõ bản chất của câu chuyện. Phụ nữ hay ôm vào lòng sự dằn vặt khi chưa mang đầy đủ hạnh phúc cho những người xung quanh. Người xung quanh thì quá nhiều.
Con đã cùng ekip trực vượt qua một cơn nguy hiểm để mạnh mẽ khóc lên thật to trong sự mong chờ nghẹt thở của tất cả mọi người. Trong cuộc chuyển dạ, ối vỡ, dây rốn của con bị sa ra ngoài. Khi phát hiện điều đó, cô nữ hộ sinh la to, và tất cả cùng ... chạy. Chạy... chạy... chạy... trong một quy trình quen thuộc, bởi dù hi hữu nhưng với 60-70 ngàn ca sinh mỗi năm, sa dây rốn không còn là chuyện quá hiếm ở nơi này. Có người giữ cửa phòng mổ đợi con, có người lập tức báo động bác sĩ nhi, có người sát trùng vùng mổ cho mẹ con, có kíp gây mê, phẫu thuật...
Tôi yêu cái sân bệnh viện, bởi ở đó, vài chốc tôi lại bắt gặp những yêu thương giản dị mà các soái ca dành cho vợ mình, con mình. Chắc hẳn vẫn mong có hoa hoặc quà cho những ngày đặc biệt của phụ nữ, nhưng nếu thiếu ân cần, cảm thông, chăm sóc, môi son vẫn mỉm cười mà chưa chắc tim hồng ấm áp.