Chuyện ở Bệnh viện Từ Dũ: Cảm nhận về công tác xã hội
Nhớ ngày đầu tiên đến nhận công tác tại Phòng Công tác xã hội - Bệnh viện Từ Dũ, tôi thật sự bất ngờ trước dòng người rất đông ở các quày làm thủ tục và người chờ đến lượt khám bệnh. Khi ấy tôi tự hứa sẽ cố gắng hết sức, hướng dẫn thật tận tình,giúp người bệnh nhanh chóng hoàn tất thủ tục, giảm bớt thời gian chờ đợi .
Thời gian qua nhanh, quen dần công tác chăm sóc khách hàng – hỗ trợ người bệnh, tôi nhận ra, tại những nơi này có biết bao hoàn cảnh cần được giúp đỡ, có khi đơn giản là giúp lấy số, viết tờ khai bệnh, hoặc giúp cao hơn là đăng nhập thông tin vào hệ thống, giúp làm thẻ khám chựa bệnh…, nhưng cũng có lúc cũng gặp nhiều bệnh nhân lớn tuổi, có hoàn cảnh khó khăn cần hỗ trợ, không chỉ là thủ tục khám chữa bệnh mà còn là sự giúp đỡ về tinh thần và vật chất.
Kỷ niệm đầu tiên tôi có được với tập thể Phòng Công tác xã hội là chương trình trao quà cho các bệnh nhân neo đơn có hoàn cảnh khó khăn đang được điều trị tại các khoa Ung bướu phụ khoa, khoa Hậu phẫu, đơn vị chăm sóc trẻ Kangaroo (khoa Sơ sinh). 100 phần quà trị giá hơn 3.790.000 triệu đồng, gồm xúc xích, bánh mì, bánh quy, sữa (16/8/2118) hoăc có khi là 100 phần bún mộc, hơn 100 lốc sữa Vinamilk và 10 bao lì xì dành cho các bệnh nhân ở khoa Ung bướu phụ khoa (15/9/2018), tuy rất khiêm tốn mà Phòng Công tác xã hội nhận được từ sự sự đóng góp của Khoa Dinh dưỡng, Đoàn Thanh niên tại các khoa, phòng và các thành viện của Phòng Công tác xã hội, được chúng tôi tranh thủ chuẩn bị vào các giờ nghĩ trưa, bằng tình cảm chân thành về sự tương thân, tương ái dành cho người bệnh. Những túi quà nhỏ, các suất ăn trưa…, thể hiện sự quan tâm của tập thể Bệnh việnTừ Dũ trao cho người bệnh đang điều trị tại các khoa, phòng nêu trên cùng những lời nhắn gửi thăm hỏi chân thành của Ban Giám đốc, giúp mọi người tạm thời quên đi nỗi lo về bệnh tật; chúng tôi nhận được sự xúc động đến rưng rưng qua ánh mắt của người nhận, thay lời cám ơn chân tình trước nghĩa
tình ấm áp của Bệnh viện Từ Dũ.
Công tác xã hội, cụm từ có mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, gắn kết yêu thương giữa Người với Người, thông qua các hoạt động thiết thực hướng về cộng đồng của những con người sống vì mọi người . Môi trường y tế thân thiện không ở đâu xa, mà là sự tận tâm, chu đáo mang lại niềm tin về sự sống cho người bệnh trong quá trình điều trị tại bệnh viện; đó còn là sự quan tâm đến đời sống tinh thần, sự đồng cảm, sẻ chia với hoàn cảnh của một bộ phận không ít người bệnh với bệnh lý ngặt nghèo đến từ các địa phương xa xôi còn nhiều khó khăn… Do vậy, hoạt động thiện nguyện, xã hội cũng đã trở thành chất keo, gắn kết người lao động tại các khoa, phòng cùng chung tay thực hiện, hỗ trợ cho công tác điều trị đạt kết quả tốt nhất, đồng thời góp phần làm cho cuộc sống, vốn còn không ít khó khăn, sẽ ngày càng tốt đẹp hơn ./.
Thùy Linh (P.CTXH)
Quãng thời gian làm việc tại đây là một hành trình đáng nhớ đầy ý nghĩa và đáng trân trọng. Tôi cảm thấy buồn khi phải chia tay ngôi nhà thứ 2 này.
Tại đơn vị Kangaroo của Khoa Sơ sinh – Bệnh viện Từ Dũ, hình ảnh thường gặp là những em bé "nhỏ xíu như mèo con" đang yên ngủ trên lòng ngực ấm áp của ba mẹ, như chạm vào trái tim của không ít các bậc phụ huynh đưa con nhỏ đến tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ khoa Sơ sinh. Bỏ hết công việc hàng ngày, các ông bố vào bệnh viện, có khi cả tháng, để cùng mẹ luân phiên chăm sóc cho con. Hình ảnh ba, mẹ ấp ủ đứa con "đỏ hỏn" trong lòng với biết bao trìu mến, yêu thương, qua từng động tác vuốt ve, vỗ về êm ái - thậm chí “hắt hơi hay muốn ho cũng phải thật nhẹ để không làm bé giật mình”, gợi cho mọi người niềm cảm xúc mênh mang trước nghĩa mẹ, tình cha. Trong từng cử chỉ của mình, cả cha lẫn mẹ chỉ mong sao búp non mỏng manh, yếu ớt sớm được vươn mình lớn lên trong nắng mới…
Ngày 5/10/2018 Bệnh viện Từ Dũ đã tiếp nhận sản phụ tên A., 20 tuổi, nhập viện vì thai lưu và ra huyết sau khi ngậm thuốc (không rõ tên) tại một cơ sở y tế tư nhân.
Bác sĩ thấy trong ánh mắt người vợ một sự có thể gọi tên là "cảm thấy mình có lỗi" dù những lời giải thích đã phân tích rõ bản chất của câu chuyện. Phụ nữ hay ôm vào lòng sự dằn vặt khi chưa mang đầy đủ hạnh phúc cho những người xung quanh. Người xung quanh thì quá nhiều.
Con đã cùng ekip trực vượt qua một cơn nguy hiểm để mạnh mẽ khóc lên thật to trong sự mong chờ nghẹt thở của tất cả mọi người. Trong cuộc chuyển dạ, ối vỡ, dây rốn của con bị sa ra ngoài. Khi phát hiện điều đó, cô nữ hộ sinh la to, và tất cả cùng ... chạy. Chạy... chạy... chạy... trong một quy trình quen thuộc, bởi dù hi hữu nhưng với 60-70 ngàn ca sinh mỗi năm, sa dây rốn không còn là chuyện quá hiếm ở nơi này. Có người giữ cửa phòng mổ đợi con, có người lập tức báo động bác sĩ nhi, có người sát trùng vùng mổ cho mẹ con, có kíp gây mê, phẫu thuật...
Tôi yêu cái sân bệnh viện, bởi ở đó, vài chốc tôi lại bắt gặp những yêu thương giản dị mà các soái ca dành cho vợ mình, con mình. Chắc hẳn vẫn mong có hoa hoặc quà cho những ngày đặc biệt của phụ nữ, nhưng nếu thiếu ân cần, cảm thông, chăm sóc, môi son vẫn mỉm cười mà chưa chắc tim hồng ấm áp.