Cùng vợ vượt cạn - Hiểu để yêu thương hơn
CN. Nguyễn Thị Minh Tâm
P. Công tác xã hội
Chuyện ở Phòng sinh dịch vụ gia đình – Bệnh viện Từ Dũ
CÙNG VỢ VƯỢT CẠN - HIỂU ĐỂ YÊU THƯƠNG HƠN
Mang thai và sinh con là thiêng chức mà tạo hóa riêng dành cho phụ nữ, nhưng cũng là một hành trình vô cùng vất vả mà các bà mẹ tương lai đã phải trải qua sau 9 tháng 10 ngày mang nặng. Càng gần đến ngày “vượt cạn”, các mẹ bầu thường rơi vào tâm trạng lo lắng, cô đơn. Cảm nhận được nỗi niềm của vợ, thông qua việc tìm hiểu những tiện ích của các gói dịch vụ sinh con tại các bệnh viện chuyên khoa sản, không it các ông bố trẻ mạnh dạn chọn lựa dịch vụ sinh gia đình để được cùng vợ yêu chia sẻ niềm hạnh phúc trong khoảnh khắc đón nhận sự chào đời của thiên thần bé nhỏ của mình.
Trong Phòng sinh gia đình 1 – Bệnh Từ Dũ với thiết kế nhẹ nhàng và trang thiết bị thuận tiện cho một cuộc sinh vào sáng thứ ba 11/9/2018, là sản phụ Nguyễn Diễm Kiều Phương (1987 - Đồng Nai) đang trong giai đoạn chuyển dạ cùng chồng là anh Ngô Văn Đài và Phòng sinh gia đình 2, chị Lâm Thị Thanh Kim (1993 – Bình Dương) với chồng là anh Phạm Đình Bảo (1986). Chị Thanh Kim vừa sinh thường được một bé gái 3.400gr, đang chuẩn bị chuyển sang phòng hậu sản.
Nói về lý do vì sao chọn dịch vụ sinh gia đình, các anh Ngô Văn Đài và Phạm Đình Bảo cho biết, cả hai vừa lập gia định hơn một năm. Trong quá trình mang thai đứa con đầu lòng của mình, chị Kiều Phương và chị Thanh Kim đều khám thai tại Bệnh viện Từ Dũ. Vì vậy nên gần đến ngày sinh con, các anh đã tìm hiểu thông tin về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em trên mạng thông tin điện tử của bệnh viện và thống nhất với vợ quyết định chọn gói dịch vụ sinh gia đình, một phần do rất tin tưởng chất lượng phục vụ của Bệnh viện Từ Dũ, phần khác lo cho sức khỏe của vợ - vóc dáng nhỏ bé liệu có đủ sức chịu đau khi lên bàn sinh, nên không muốn vợ một mình “vượt biển” mà không có người thân bên cạnh và một phần cũng vì… tò mò, muốn được trải nghiệm cảm giác… đi đẻ.
Với anh Phạm Đình Bảo, khi được hỏi tình cảm của anh như thế nào khi chứng kiến cái đau đến bật khóc của vợ trong giai đoạn hoạt động của cuộc chuyển dạ? Có đăng ký giảm đau sản khoa cho vợ? Anh Bảo kể: “Vì chưa tìm hiểu kỹ dịch vụ giảm đau sản khoa nên tôi không mạnh dạn đăng ký. Bởi vậy lúc thấy vợ đau dồn dập bởi những “chuyển động” mạnh của bé để chuẩn bị “ra ngoài”, tôi thấy thương vợ vô cùng. Vừa lo, vừa sốt ruột – kéo dài cơn đau như vầy, “đứa nhỏ” trong bụng có bị ảnh hưởng gì không? Sức khỏe của vợ có ổn không? Tôi đã nắm chặt tay vơ vừa để an ủi, vừa để truyền thêm sự can đảm cho cô ấy. Mỗi lần vợ cắn răng, nhăn mặt gồng mình “rặn đẻ”, tôi cũng trân mình như muốn rặn theo. Đến khi bác sĩ thực hiện thao tác đỡ đẻ cho vợ mình, nhìn gương mặt căng thẳng của bác sĩ, tôi thầm nghĩ hàng ngày bác sĩ đỡ đẻ cho rất nhiều bà mẹ mà còn căng thăng huống chi tôi lần đầu …. Tôi thật sự thông cảm với trách nhiệm của người thầy thuốc trước lằn ranh của sự an toàn và những bất trắc ngoài ý muốn có thể xảy ra cho sản phụ. Nghĩ vậy, tôi nhẹ nhàng vỗ về, khuyên vợ nén đau, nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ để việc sinh con được thuận lợi”.
Chị Lâm Thị Thanh Kim và anh Phạm Đình Bảo khi được chuyển sang phòng Hậu phẫu
Khi chứng kiến thời khắc bé chuẩn bị chào đời, anh Bảo tâm sự: “Thât tình khi nghe bác sĩ nói với vợ ráng lên, hít sâu, thở đều, đã nâng được đầu của bé con rồi… Nhìn thấy cái đầu tóc bé xíu của con, tôi gần như nín thở, hồi hộp vô cùng và trái tim tôi đập dồn dập - có đến 150 nhịp/phút theo từng động tác của bác sĩ và sự chuyển mình của con để đến với cuộc đời. Đến khi nghe tiếng khóc oe oe của bé, tôi mới thở phào, trào nước mắt vì sung sướng. Vậy là đã mẹ tròn con vuông rồi! Cám ơn các bác sĩ, cám ơn các chị hộ sinh đã đưa vợ, con tôi đến bến bờ an toàn. Cám ơn mọi người rất nhiều!...”
Trước khi chia tay để cùng vợ chuyển sang khoa hậu sản, anh Phạm Đình Bảo chia sẻ: “Cha mẹ mình thời trước, trong điều kinh tế, xã hội và kỹ thuật phát triển chưa cao nên mỗi lần sinh con đều rất vất vả, nhất là các mẹ. Sinh con là giờ phút đau đớn nhất của người phụ nữ vì phải “banh da xẻ thịt” cho con ra đời, nhưng lai không có được chồng hoặc người thân bên cạnh để động viên, an ủi. Thật không có gì buồn tủi cho bằng. Lần này tận mắt chứng kiến từng con đau quặn người, vật vã của vợ để sinh con cho mình, tôi chợt nhớ về mẹ, chắc cũng đã từng trải qua những cơn đau xé lòng để sinh và nuôi lớn vợ, chồng tôi được như ngày nay. Tận đáy lòng xin bày tỏ sự biết ơn và tình yêu sâu sắc dành cho mẹ của tôi và mẹ của vợ. Hôm nay, khi được sống cùng vợ qua thời điểm căng thẳng của cuộc sinh nở, để cùng vợ ôm đứa con bé bỏng vừa chào đời. Càng thương vợ, bản thân tôi tự hứa sẽ dành trọn sự trân trọng, tình yêu thương, luôn bên cạnh mẹ - vợ và con gái bé nhỏ của mình trong những lúc khó khăn nhất của cuộc đời./.
(Ghi theo tâm sự của các anh Ngô Văn Đài & Phạm Đình Bảo)
Quãng thời gian làm việc tại đây là một hành trình đáng nhớ đầy ý nghĩa và đáng trân trọng. Tôi cảm thấy buồn khi phải chia tay ngôi nhà thứ 2 này.
Tại đơn vị Kangaroo của Khoa Sơ sinh – Bệnh viện Từ Dũ, hình ảnh thường gặp là những em bé "nhỏ xíu như mèo con" đang yên ngủ trên lòng ngực ấm áp của ba mẹ, như chạm vào trái tim của không ít các bậc phụ huynh đưa con nhỏ đến tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ khoa Sơ sinh. Bỏ hết công việc hàng ngày, các ông bố vào bệnh viện, có khi cả tháng, để cùng mẹ luân phiên chăm sóc cho con. Hình ảnh ba, mẹ ấp ủ đứa con "đỏ hỏn" trong lòng với biết bao trìu mến, yêu thương, qua từng động tác vuốt ve, vỗ về êm ái - thậm chí “hắt hơi hay muốn ho cũng phải thật nhẹ để không làm bé giật mình”, gợi cho mọi người niềm cảm xúc mênh mang trước nghĩa mẹ, tình cha. Trong từng cử chỉ của mình, cả cha lẫn mẹ chỉ mong sao búp non mỏng manh, yếu ớt sớm được vươn mình lớn lên trong nắng mới…
Ngày 5/10/2018 Bệnh viện Từ Dũ đã tiếp nhận sản phụ tên A., 20 tuổi, nhập viện vì thai lưu và ra huyết sau khi ngậm thuốc (không rõ tên) tại một cơ sở y tế tư nhân.
Nhớ ngày đầu tiên đến nhận công tác tại Phòng Công tác xã hội - Bệnh viện Từ Dũ, tôi thật sự bất ngờ trước dòng người rất đông ở các quày làm thủ tục và người chờ đến lượt khám bệnh. Khi ấy tôi tự hứa sẽ cố gắng hết sức, hướng dẫn thật tận tình,giúp người bệnh nhanh chóng hoàn tất thủ tục, giảm bớt thời gian chờ đợi .
Bác sĩ thấy trong ánh mắt người vợ một sự có thể gọi tên là "cảm thấy mình có lỗi" dù những lời giải thích đã phân tích rõ bản chất của câu chuyện. Phụ nữ hay ôm vào lòng sự dằn vặt khi chưa mang đầy đủ hạnh phúc cho những người xung quanh. Người xung quanh thì quá nhiều.
Con đã cùng ekip trực vượt qua một cơn nguy hiểm để mạnh mẽ khóc lên thật to trong sự mong chờ nghẹt thở của tất cả mọi người. Trong cuộc chuyển dạ, ối vỡ, dây rốn của con bị sa ra ngoài. Khi phát hiện điều đó, cô nữ hộ sinh la to, và tất cả cùng ... chạy. Chạy... chạy... chạy... trong một quy trình quen thuộc, bởi dù hi hữu nhưng với 60-70 ngàn ca sinh mỗi năm, sa dây rốn không còn là chuyện quá hiếm ở nơi này. Có người giữ cửa phòng mổ đợi con, có người lập tức báo động bác sĩ nhi, có người sát trùng vùng mổ cho mẹ con, có kíp gây mê, phẫu thuật...