Một gia đình nhỏ, một hạnh phúc to
CN. Nguyễn Thị Minh Tâm
P. Công tác xã hội
Khoa Hiếm muộn – Bệnh viện Từ Dũ: nơi mang hạnh phúc đến…
MỘT GIA ĐÌNH NHỎ, MỘT HẠNH PHÚC TO
Theo quy luật của tạo hóa, con người được sinh ra – lớn lên – xây dựng gia đình – sinh con – có cháu…để duy trì nòi giống. Bên cạnh các cặp vợ chồng có được hạnh phúc được thực hiện quyền thiêng liêng làm cha – mẹ, vẫn còn không ít những cặp vợ chồng rơi vào cảnh hiếm muộn, đó là nỗi đau nhiều khi dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình. Tháng 8/1997, Khoa Hiếm muộn ra đời tại Bệnh viện Từ Dũ, là đơn vị hỗ trợ sinh sản đầu tiên của cả nước mang lại hạnh phúc vô cùng to lớn cho những cặp vợ chồng hiếm muộn, thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội, góp phần quan trọng vào việc phát triển kỹ thuật chăm sóc sức khỏe sinh sản...
Kết hôn từ năm 2001, như tất cả các cặp vợ chồng khác, chị Trương Thị Giang (1981 – Nghệ An) và chồng, anh Lê Văn Niêm (10 Niêm – 1976) cũng mong muốn có con cho tổ ấm nhỏ luôn rộn ràng mỗi khi anh đi biển đánh bắt hải sản vắng nhà. Tuy nhiên, suốt nhiều năm liền chung sống, chờ mãi mà chị Trương Thị Giang vẫn không thể mang thai.
Nóng lòng muốn có con nên anh Niêm đã cùng chị Giang khăn gói lên bệnh viện tỉnh để khám bệnh. Kết luận của bác sĩ cho biết sức khỏe của chị Giang tốt nhưng anh Niêm thì “tinh trùng có vấn đề”. Theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị hiếm muộn - Bệnh viện Thanh Hóa, chị Giang được 03 kích thích buồng trứng và bơm tinh trùng vào buồng tử cung, nhưng cả ba lần đều thất bại. Anh Niêm và chị Giang trở về quê với nỗi buồn ước mơ có con khó trở thành hiện thực. Không nản chí, mỗi khi người thân hoặc bạn bè mách bảo ở đâu có phương thuốc điều trị hiếm muộn hiệu quả cao, đình chùa nào linh thiêng là anh Niêm gác lại việc đi biển để đưa vợ tìm đến để “cầu tự”, bất kể lên tận vùng núi cao phía Bắc hay xuôi về miền rừng, biển của phía Nam, ròng rã suốt 16 năm. Tuyệt vọng, nhưng anh luôn động viên chị Giang cố giữ niềm tin, trời sẽ không phụ người có lòng thành. Thời may có người hàng xóm vừa điều trị hiếm muộn thành công ở Bệnh việnTừ Dũ giới thiệu, ngày 23/11/2017 vợ chồng chị Giang liền thu xếp đến khoa Hiếm muộn – Bệnh viện Từ Dũ. Sau một đợt kích thích trứng đạt được 11 trứng và điều trị thụ tinh trong ống nghiệm 02 phôi, đồng thời được BS Trúc Giang - Phó trưởng khoa Hiếm muộn trực tiếp thăm khám và điều trị, anh Niêm vui sướng đến chảy nước mắt khi biết tin chị Giang đã đậu thai, liền điện ngay về quê cho hai bên nội – ngoại hay tin vui mình sắp được làm cha, làm mẹ.
Vậy là vợ chồng chị Giang quyết định ở lại TP Hồ Chí Minh, trọ ở cạnh Bệnh viện Từ Dũ để tiện việc chăm sóc sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chị Giang kể: “Ba tháng đầu của thai kỳ, “ốm nghén” đến gầy rộc cả người, lại phải hết sức kiêng cử, hạn chế đi lại theo chỉ dẫn của bác sĩ, người cứ như lên cơn sốt, bứt rứt khó tả, nếu không được sự động viên, an ủi, chăm lo tận tình của chồng chắc mình khó có thể mẹ tròn con vuông”. Ngày 18/8/2018, thai được 36 tuần, do tình trạng thai nhi ngôi mông, chị Giang sinh mổ được một bé gái xinh xắn 3.300gr tại Bệnh viện Từ Dũ trong sự vui mừng không sao tả hết được tình cảm của người cha ở tuổi 40, lần đầu tiên khi được bế bé con nhỏ xíu trên đôi tay thô ráp của mình. Những ngày đầu tiên vợ chưa đủ sữa cho con nhỏ, với sự trợ giúp của các chị hộ sinh Khoa Hiếm muộn – Bệnh viện Từ Dũ, anh Niêm đã chăm sóc vợ và thiên thần bé nhỏ của mình hết sức chu đáo từ bữa ăn, giấc ngủ suốt một tháng hậu sản, đến khi khi "hồi hương" ngày 11/9/2018, bé con cân nặng 4.200gr (tăng 900gr).
Một kết thúc có hậu cho hành trình 17 năm 5 tháng tìm con của bố Lê Văn Niêm và mẹ Trương Thị Giang. Đây cũng một thành quả mà các y – bác sĩ của Khoa Hiếm muộn – Bệnh viện Từ Dũ, với con số 12.635 trẻ được sinh ra từ phương pháp hỗ trợ sinh sản, đã góp phần vào thành tích của bênh viện nói riêng và thành tưu y học sinh sản của cả nuớc nói chung./.
---------------------
(*) Tựa bài hát Một Gia đình nhỏ, một hạnh phúc to của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung.
Quãng thời gian làm việc tại đây là một hành trình đáng nhớ đầy ý nghĩa và đáng trân trọng. Tôi cảm thấy buồn khi phải chia tay ngôi nhà thứ 2 này.
Tại đơn vị Kangaroo của Khoa Sơ sinh – Bệnh viện Từ Dũ, hình ảnh thường gặp là những em bé "nhỏ xíu như mèo con" đang yên ngủ trên lòng ngực ấm áp của ba mẹ, như chạm vào trái tim của không ít các bậc phụ huynh đưa con nhỏ đến tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ khoa Sơ sinh. Bỏ hết công việc hàng ngày, các ông bố vào bệnh viện, có khi cả tháng, để cùng mẹ luân phiên chăm sóc cho con. Hình ảnh ba, mẹ ấp ủ đứa con "đỏ hỏn" trong lòng với biết bao trìu mến, yêu thương, qua từng động tác vuốt ve, vỗ về êm ái - thậm chí “hắt hơi hay muốn ho cũng phải thật nhẹ để không làm bé giật mình”, gợi cho mọi người niềm cảm xúc mênh mang trước nghĩa mẹ, tình cha. Trong từng cử chỉ của mình, cả cha lẫn mẹ chỉ mong sao búp non mỏng manh, yếu ớt sớm được vươn mình lớn lên trong nắng mới…
Ngày 5/10/2018 Bệnh viện Từ Dũ đã tiếp nhận sản phụ tên A., 20 tuổi, nhập viện vì thai lưu và ra huyết sau khi ngậm thuốc (không rõ tên) tại một cơ sở y tế tư nhân.
Nhớ ngày đầu tiên đến nhận công tác tại Phòng Công tác xã hội - Bệnh viện Từ Dũ, tôi thật sự bất ngờ trước dòng người rất đông ở các quày làm thủ tục và người chờ đến lượt khám bệnh. Khi ấy tôi tự hứa sẽ cố gắng hết sức, hướng dẫn thật tận tình,giúp người bệnh nhanh chóng hoàn tất thủ tục, giảm bớt thời gian chờ đợi .
Bác sĩ thấy trong ánh mắt người vợ một sự có thể gọi tên là "cảm thấy mình có lỗi" dù những lời giải thích đã phân tích rõ bản chất của câu chuyện. Phụ nữ hay ôm vào lòng sự dằn vặt khi chưa mang đầy đủ hạnh phúc cho những người xung quanh. Người xung quanh thì quá nhiều.
Con đã cùng ekip trực vượt qua một cơn nguy hiểm để mạnh mẽ khóc lên thật to trong sự mong chờ nghẹt thở của tất cả mọi người. Trong cuộc chuyển dạ, ối vỡ, dây rốn của con bị sa ra ngoài. Khi phát hiện điều đó, cô nữ hộ sinh la to, và tất cả cùng ... chạy. Chạy... chạy... chạy... trong một quy trình quen thuộc, bởi dù hi hữu nhưng với 60-70 ngàn ca sinh mỗi năm, sa dây rốn không còn là chuyện quá hiếm ở nơi này. Có người giữ cửa phòng mổ đợi con, có người lập tức báo động bác sĩ nhi, có người sát trùng vùng mổ cho mẹ con, có kíp gây mê, phẫu thuật...