Những bông hoa trong mưa
![]() |
Bác sĩ ngập ngừng khi biết phôi thai không có nhịp tim. Sẽ thật đau lòng cho người mẹ không còn trẻ ấy, nên bác sĩ nấn ná, chần chừ. Vài phút sau, người mẹ khóc rồi xin bác sĩ cho chồng cùng ngồi vào nghe tiếp câu chuyện, bởi "một mình em không chịu nổi".
Kéo ghế ngồi lại gần người mẹ để bắt đầu câu chuyện với cả 2 vợ chồng, bác sĩ lại đi từ từ vào câu chuyện từ những nguyên nhân phôi thai không có tim: nguyên nhân từ trứng, từ tinh trùng, về tính chọn lọc tự nhiên và đào thải của loài người, về sự giới hạn của y học trong những trường hợp không rõ nguyên nhân và cả về việc có con lại sau tai nạn này... Gương mặt người vợ nhẹ nhàng hơn, đôi mắt cô ấy chỉ còn chút ngấn lệ. Cô ấy ngẩng mặt lên và đột ngột quay sang chồng, khẽ chạm vào tay anh: Anh đừng buồn nhe anh. Người chồng lặng yên cho đến lúc cả hai ra về.
Bác sĩ thấy trong ánh mắt người vợ một sự có thể gọi tên là "cảm thấy mình có lỗi" dù những lời giải thích đã phân tích rõ bản chất của câu chuyện. Phụ nữ hay ôm vào lòng sự dằn vặt khi chưa mang đầy đủ hạnh phúc cho những người xung quanh. Người xung quanh thì quá nhiều. 40 tuần thai kỳ và giai đoạn vượt cạn, biết bao nhiêu hiểm nguy rinh rập cho tính mạng người mẹ, biết bao lo âu dồn nén trong tình cảm của họ. Họ đi qua từng nỗi mong chờ: thai làm tổ trong tử cung rồi, thai có tim rồi, độ mờ gáy trong giới hạn bình thường, thử nghiệm đường thai kỳ âm tính, nước ối bình thường, cân nặng bé bình thường...Chỉ vài giờ thai ngủ yên không máy là tim mẹ lại loạn nhịp. Thêm các biến đổi nội tiết và hệ quả không mong muốn của nó lên cảm xúc người mẹ, người phụ nữ để được làm mẹ xứng đáng là 1 người anh hùng.
Bác sĩ chùng lòng minh suốt buổi khám bệnh hôm đó. Giá như người chồng nắm lấy tay vợ và siết nhẹ. Chẳng cần lời nói nào đâu.
Quãng thời gian làm việc tại đây là một hành trình đáng nhớ đầy ý nghĩa và đáng trân trọng. Tôi cảm thấy buồn khi phải chia tay ngôi nhà thứ 2 này.
Tại đơn vị Kangaroo của Khoa Sơ sinh – Bệnh viện Từ Dũ, hình ảnh thường gặp là những em bé "nhỏ xíu như mèo con" đang yên ngủ trên lòng ngực ấm áp của ba mẹ, như chạm vào trái tim của không ít các bậc phụ huynh đưa con nhỏ đến tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ khoa Sơ sinh. Bỏ hết công việc hàng ngày, các ông bố vào bệnh viện, có khi cả tháng, để cùng mẹ luân phiên chăm sóc cho con. Hình ảnh ba, mẹ ấp ủ đứa con "đỏ hỏn" trong lòng với biết bao trìu mến, yêu thương, qua từng động tác vuốt ve, vỗ về êm ái - thậm chí “hắt hơi hay muốn ho cũng phải thật nhẹ để không làm bé giật mình”, gợi cho mọi người niềm cảm xúc mênh mang trước nghĩa mẹ, tình cha. Trong từng cử chỉ của mình, cả cha lẫn mẹ chỉ mong sao búp non mỏng manh, yếu ớt sớm được vươn mình lớn lên trong nắng mới…
Ngày 5/10/2018 Bệnh viện Từ Dũ đã tiếp nhận sản phụ tên A., 20 tuổi, nhập viện vì thai lưu và ra huyết sau khi ngậm thuốc (không rõ tên) tại một cơ sở y tế tư nhân.
Nhớ ngày đầu tiên đến nhận công tác tại Phòng Công tác xã hội - Bệnh viện Từ Dũ, tôi thật sự bất ngờ trước dòng người rất đông ở các quày làm thủ tục và người chờ đến lượt khám bệnh. Khi ấy tôi tự hứa sẽ cố gắng hết sức, hướng dẫn thật tận tình,giúp người bệnh nhanh chóng hoàn tất thủ tục, giảm bớt thời gian chờ đợi .
Con đã cùng ekip trực vượt qua một cơn nguy hiểm để mạnh mẽ khóc lên thật to trong sự mong chờ nghẹt thở của tất cả mọi người. Trong cuộc chuyển dạ, ối vỡ, dây rốn của con bị sa ra ngoài. Khi phát hiện điều đó, cô nữ hộ sinh la to, và tất cả cùng ... chạy. Chạy... chạy... chạy... trong một quy trình quen thuộc, bởi dù hi hữu nhưng với 60-70 ngàn ca sinh mỗi năm, sa dây rốn không còn là chuyện quá hiếm ở nơi này. Có người giữ cửa phòng mổ đợi con, có người lập tức báo động bác sĩ nhi, có người sát trùng vùng mổ cho mẹ con, có kíp gây mê, phẫu thuật...
Tôi yêu cái sân bệnh viện, bởi ở đó, vài chốc tôi lại bắt gặp những yêu thương giản dị mà các soái ca dành cho vợ mình, con mình. Chắc hẳn vẫn mong có hoa hoặc quà cho những ngày đặc biệt của phụ nữ, nhưng nếu thiếu ân cần, cảm thông, chăm sóc, môi son vẫn mỉm cười mà chưa chắc tim hồng ấm áp.