Khít hàm sau chấn thương – Một thách thức trong phẫu thuật cần phối hợp liên chuyên khoa
Sáng ngày 28/4/2025, bà H., 68 tuổi, tìm đến Bệnh viện Từ Dũ vì bị ra huyết âm đạo dù đã mãn kinh nhiều năm. Không chỉ đơn giản là một triệu chứng thông thường, quá trình thăm khám ghi nhận bà có một khối u buồng trứng trái kích thước khoảng 10cm – với dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ác tính lên đến 50% trên phim chụp cộng hưởng từ. Sau khi thực hiện đầy đủ các khảo sát để loại trừ các bệnh lý ác tính khác, bà H. được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn và hai phần phụ, có thể kèm theo cắt mạc nối lớn nếu khối u buồng trứng có dấu hiệu ác tính trên đại thể.
Tuy nhiên, ca mổ tưởng chừng như "đơn giản" này lại ẩn chứa một thử thách lớn. Bà H. có tiền căn chấn thương vùng hàm mặt nhiều năm trước khiến bà bị khít hàm –miệng chỉ mở được 0,5cm. Việc gây mê nội khí quản qua đường miệng – một kỹ thuật thông thường trong phẫu thuật ổ bụng – trở thành bất khả thi. Trong hoàn cảnh đó, nếu khởi mê mà không kiểm soát được đường thở, sẽ dễ dẫn đến biến chứng hô hấp, thậm chí tử vong trong lúc gây mê là rất cao.
Sau khi hội chẩn đa chuyên khoa giữa Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM, các bác sĩ quyết định lựa chọn một phương án ít phổ biến nhưng an toàn hơn trong trường hợp này: đặt nội khí quản tỉnh bằng ống soi mềm qua đường mũi. Đây là kỹ thuật đòi hỏi bệnh nhân còn tỉnh táo, đảm bảo duy trì tự thở trong suốt quá trình đưa ống vào khí quản, đề phòng trường hợp không đặt được ống, bệnh nhân vẫn còn tự thở qua mũi. Khi đã đặt được ống vào khí quản, mới tiến hành khởi mê chính thức. Kỹ thuật này yêu cầu sự phối hợp cực kỳ nhịp nhàng giữa bệnh nhân và ê-kíp gây mê và cần chuẩn bị sẵn sàng phương án mở khí quản khẩn cấp nếu thất bại.

Ngày 13/5/2025, lúc 8 giờ sáng, ca mổ bắt đầu. Trong phòng phẫu thuật, ngoài đội ngũ bác sĩ phụ trách phẫu thuật phụ khoa, còn có sự hiện diện của hai nhóm bác sĩ gây mê hồi sức – một từ Bệnh viện Từ Dũ, một từ Bệnh viện Răng Hàm Mặt. Với sự hỗ trợ của ống soi mềm, thuốc tê tại chỗ và sự chuẩn bị chu đáo của cả ê-kíp, ống nội khí quản được đưa thành công qua mũi bệnh nhân vào khí quản. Sau đó, bà H. được gây mê chính thức và ca mổ được tiến hành thuận lợi.
Sau hai tiếng đồng hồ, ca mổ kết thúc trong sự nhẹ nhõm của cả ê-kíp. Không có biến chứng nào xảy ra, đường thở được kiểm soát an toàn, khối u được cắt trọn và gửi giải phẫu bệnh để xác định bản chất.
Câu chuyện của bà H. cho thấy tầm quan trọng của việc đánh giá nguy cơ đường thở khó trước mổ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa trong y học hiện đại. Sự thành công của một ca phẫu thuật, sự an toàn của bệnh nhân đến từ những quyết định đúng đắn, những cuộc hội chẩn kỹ lưỡng, và lòng tận tâm của cả một tập thể.
Sáng ngày 28/2 Bệnh viện Từ Dũ phối hợp Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiến hành phẫu thuật phối hợp Sản - Nhi thành công ca mổ lấy thai và đặt máy tạo nhịp nội tâm mạch ngay sau sinh giúp cứu sống một em bé bị rối loạn dẫn truyền nhĩ thất (Block nhĩ - thất) độ III bẩm sinh nặng.
Lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ tại Bệnh viện Từ Dũ phối hợp cùng bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng 1 đã can thiệp thành công 5 trường hợp thông tim ngay từ trong bào thai, mở ra cánh cửa sống cho những bé bị dị tật tim bẩm sinh. Đây không chỉ là một thành tựu y học vượt bậc mà còn là hành trình đầy xúc động, kết nối tình mẫu tử từ những giây phút đầu tiên.
Khép lại năm 2024, Bệnh viện Từ Dũ tự hào khi đã thực hiện thành công 5 ca can thiệp tim bào thai, mang đến sự sống khỏe mạnh cho 5 thiên thần nhỏ. Đây không chỉ là niềm vui lớn của các gia đình mà còn là một cột mốc quan trọng đối với ngành Y tế, đánh dấu bước tiến mới trong y học bào thai chuyên sâu.
“Một ngày xuân đầu năm Ất Tỵ, cùng quây quần bên nhau chào đón năm mới - nhìn lại đoạn đường gia đình mình đã trải qua, Ba Mẹ cứ ngỡ chúng ta đã gặp nhau từ rất lâu và đi cùng nhau đoạn đường đầy chông gai rất xa. Theo ngày dự sinh 9 tháng 10 ngày thì con của Ba Mẹ có thể mới vừa được sinh ra nhưng các con đã chào đời được 100 ngày rồi ạ – 2 chú chiến binh kiên cường tuyệt vời của Ba Mẹ”.
Thông tim can thiệp bào thai là một lĩnh vực y tế chuyên sâu trong sản phụ khoa mà hiện nay có rất ít trung tâm trên thế giới có thể thực hiện được. Phẫu thuật thông tim can thiệp bào thai thành công mang lại cơ hội cứu sống sau cùng cho các em bé không may mắc bệnh tim bẩm sinh nặng.
Trưa ngày 9/7/24 sản phụ N.T.V được nhập bệnh viện Từ Dũ sau khi kiểm tra sức khỏe thai nhi cho thấy nhịp tim thai dao động bất thường kèm dấu hiệu chuyển dạ sanh non. Sau khi hoàn tất hồ sơ bệnh án và xét nghiệm tiền phẩu đầy đủ chị V được mổ lấy thai bán khẩn. Lúc hơn 14 giờ phẫu thuật được tiến hành và ngay sau đó một em bé Trai khóc to, cân nặng 2700g, hồng hào giống như bao em bé khỏe mạnh khác được chào đời. Tất cả nhân viên y tế lúc đó cũng vỡ òa trong niềm vui sung sướng vì hành trình em đến với cuộc đời này đặc biệt hơn các em bé khác.