20 nhân viên y tế “chạy“ khẩn cấp vì sản phụ nhau bong non

Ngày 22/12/2018, sản phụ E. 31 tuổi đi khám thai tại bệnh viện Từ Dũ. Qua các thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ có nhau bong non nên sản phụ khẩn cấp được hội chẩn mổ cấp cứu. Các nhóm làm việc nhanh chóng lập đường truyền, báo động với Khoa Cấp Cứu, khoa Gây mê Hồi sức, ban lãnh đạo tua trực, chuyển bệnh nhân vào phòng mổ…Kíp trực đã nhanh chóng phẫu thuật lấy ra 1 bé cân nặng 2900g, bánh nhau đã bong 50%. Trường hợp của chị E khá hy hữu vì phát hiện được nhau bong khi đang khám định kỳ bệnh viện, thai 34 tuần, chưa chuyển dạ, sản phụ cũng không gặp chấn thương gì trước khi vào viện cũng như không có các yếu tố nguy cơ như: cao huyết áp, tiền sản giật, vỡ ối trong đa thai, đa ối, u xơ tử cung, tiền căn nhau bong non, sử dụng cocain, hút thuốc lá hoặc sanh nhiều lần, lớn tuổi.
Gặp chị E. và chồng đang chăm sóc bé ở khoa Sơ sinh vì thai non tháng, bé vàng da, hai vợ chồng đều tỏ sự vui mừng vì lần này đã thỏa được mong muốn sinh … con gái. Chị E. cho biết : "Hai lần trước đều sinh thường (con trai) nên không nghĩ và cũng không hề biết lần này nhau bong non. Đến mà khi nghe bác sĩ của Bệnh viện Từ Dũ tư vấn trước khi mổ - nguy cơ mẹ xuất huyết sau sinh có thể tử vong, con sinh ra bị nhiễm trùng, suy hô hấp, vàng da khó nuôi, … mới thấy lo sợ. Nhưng bây giờ thi hai vợ chồng đã thấy yên tâm vì bé chỉ bị vàng da. Cám ơn các bác sĩ của Bệnh viện Từ Dũ nhiều lắm ! ".
Nhau bong non chiếm 1/1600 trường hợp sinh với tỉ lệ tử vong từ 4-67%, tử vong thường do thai non tháng. Can thiệp kịp thời trong nhau bong non giúp cứu sống bé, đồng thời giúp mẹ tránh các nguy cơ như rối loạn đông máu, suy thận, băng huyết sau sinh.
Khi nhau bong non, lượng máu cung cấp cho thai giảm, nhất là trong những hợp bánh nhau bong với diện tích lớn, có thể dẫn đến thai suy, mất tim thai. Trường hợp nặng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người mẹ.
Nhau bong non thể nhẹ thường không có triệu chứng. Khi diện tích khối máu tụ lớn, thai phụ có thể cảm nhận bụng gò liên tục không nghỉ, đau bụng liên tục. Chảy máu âm đạo có thể có hoặc không có triệu chứng này. Sản phụ cò thể mệt lả, tim đập nhanh… Đây là một tình trạng cấp cứu.
Sáng ngày 9 tháng 6 năm 2025, Bệnh viện Từ Dũ vinh dự đón tiếp Đoàn Lãnh đạo Bộ Y tế và Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đến thăm và chúc mừng thành công của ca can thiệp thông tim bào thai cho sản phụ người Singapore – một cột mốc quan trọng, đánh dấu bước tiến vượt bậc trong kỹ thuật can thiệp bào thai tại Việt Nam.
Căn cứ kí hợp tác MoU giữa Bệnh viện Từ Dũ và công ty GE Healthcare Việt Nam và Công ty TNHH kỹ thuật Y Tế Toàn Diện về hỗ trợ máy siêu âm mô hình Opus và trạm mô phỏng để trang bị cho Trung tâm đào tạo siêu âm mô phỏng chuẩn Châu Âu.
Chiều ngày 2/6, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được cùng với nhiều sở ngành của Thành phố đã đến thăm và trao tặng bằng khen cho ekip can thiệp bào thai của Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã thực hiện thành công can thiệp tim bào thai cho một sản phụ người Singapore, ghi nhận một thành tựu nổi bật của y học Việt Nam.
Hôm nay (30/5), Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gửi thư khen tới cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế cùng tập thể lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM).
Ngày 28/5/2025, một ca can thiệp tim bào thai phức tạp đã được thực hiện thành công tại Bệnh viện Từ Dũ với sự phối hợp của Bệnh viện Nhi Đồng 1, mở ra hy vọng sống cho một thai nhi mắc dị tật tim bẩm sinh nặng. Đây là ca khó nhất trong số 9 ca can thiệp tim bào thai tại BV Từ Dũ tính đến thời điểm hiện tại, do nhiều yếu tố bất lợi liên quan đến tuổi thai, giải phẫu tim và tư thế thai nhi.
Thai phụ K. W. S. 41 tuổi, người Singapore, mang thai lần đầu sau hơn 10 năm hiếm muộn, nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Dự sinh tháng 9/2025. Chị K. thực hiện IVF và theo dõi thai kỳ tại hai bệnh viện lớn tại Singapore (KK Women’s and Children’s Hospital và Singapore General Hospital). Hành trình thai kỳ của cô không hề suôn sẻ. Từ tuần thứ 18, các bác sĩ tại đây đã phát hiện thai nhi có bất thường về tim mạch, với tình trạng hở van hai lá nặng và thông liên thất. Tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn khi ở tuần thứ 21, siêu âm tim thai cho thấy hẹp van động mạch chủ nặng, van hai lá dày, hở van hai lá nặng và thiểu sản thất trái. Niềm hạnh phúc của một người mẹ vừa chớm nở đã bị giáng xuống một đòn tàn nhẫn khi bác sĩ tại Singapore khuyên nên “chấm dứt thai kỳ” vì bệnh tim bẩm sinh của thai quá nặng, không có cơ hội sống. Tuy nhiên với hy vọng tìm kiếm cơ hội cho con, chị và các bác sĩ tại đây đã tìm kiếm thông tin quốc tế về can thiệp tim bào thai và quyết định chuyển chị đến Bệnh viện Từ Dũ – cơ sở đầu tiên tại Đông Nam Á thực hiện được kỹ thuật này.
Ngày 28/5/2025, một ca can thiệp tim bào thai phức tạp đã được thực hiện thành công tại Bệnh viện Từ Dũ với sự phối hợp của Bệnh viện Nhi Đồng 1, mở ra hy vọng sống cho một thai nhi mắc dị tật tim bẩm sinh nặng. Đây là ca khó nhất trong số 9 ca can thiệp tim bào thai tại BV Từ Dũ tính đến thời điểm hiện tại, do nhiều yếu tố bất lợi liên quan đến tuổi thai, giải phẫu tim và tư thế thai nhi.