Bánh nhau ăn sâu gây nứt tử cung
Ca phẫu thuật hoàn tất lúc 3g10 phút sáng 26/4/2019 |
Lúc 2g20 rạng sáng 26/4/2019, các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ đã kịp thời phẫu thuật cấp cứu 1 trường hợp thai phụ bị nứt góc trái tử cung do nhau ăn sâu vào cơ tử cung. Sản phụ N.T.N.N 34 tuổi nhập viện trong tình trạng đau bụng nhiều khi thai còn gần 7 tuần nữa mới tới ngày dự sinh. Do sản phụ có 1 lần mổ lấy thai năm 2015 nên các bác sĩ nghi ngờ tình trạng trên là do doạ vỡ tử cung trên đường rạch cơ tử cung trước đây. Nhanh chóng, sản phụ được chuyển phòng mổ. Điều bất ngờ là khi vào ổ bụng, kíp mổ thấy có 300 ml máu đỏ tươi nhưng vết mổ cũ nguyên vẹn. Ngay lập tức, bác sĩ phẫu thuật để cho chào đời 1 bé trai nặng 2,1 kg. Nguyên nhân chảy máu lại là do 1 vết nứt ở góc trái tử cung, dường như nhau ăn gần hết lớp cơ tử cung, khiến vị trí này chỉ còn 1 lớp mỏng, nhìn thấy được cả bánh nhau. Bác sĩ đã may lại góc nứt, thắt động mạch cấp máu chính cho tử cung để hạn chế nguy cơ chảy máu lại.
Tình trạng nhau ăn sâu vào vào cơ tử cung gây nên nguy cơ nhau không thể bong sau khi em bé đã sinh, làm chảy máu không cầm, hoặc làm thủng cả tử cung, gọi là nhau cài răng lược. Nếu thai phụ từng có vết mổ cũ mổ lấy thai, nhau thường ăn vào dấu ấn cũ này, có thể xuyên qua lớp này ăn tới bàng quang. Trong trường hợp của chị N, thai không làm tổ gần đường mổ, nhau bám cao ở đáy tử cung, nhưng lại xuyên rất sâu vào góc tử cung, tạo nên một vị trí rất yếu. Dưới tác động của các cơn gò thưa thớt của giai đoạn thai trên 32 tuần, nơi mỏng manh này bị nứt, vỡ. May mắn là sản phụ đã đến bệnh viện kịp thời, vì việc chảy máu nhanh của tử cung có thể làm thai suy cấp trước khi ảnh hưởng đến tính mạng mẹ.
Một trong những nguyên nhân của nhau cài sâu vào tử cung là do việc can thiệp bằng dụng cụ để bỏ thai trước đây. Vì vậy, với các sản phụ có tiền căn nạo thai do thai lưu, bỏ thai, có mổ trên tử cung do lấy thai, bóc nhân xơ tử cung, cắt đốt nhân xơ nằm trong lòng tử cung... cần nhanh chóng đến bệnh viện có phòng mổ sản để kịp thời can thiệp nguy cơ nứt, vỡ tử cung. Đây cũng là lý do cần hạn chế mổ lấy thai, nạo phá thai.
Th.S. Bs. CK2 Lê Ngọc Diệp
Chị B.T.H.N 34 tuổi, nhà ở Thủ Đức – TP HCM. Sau khi lập gia đình được hơn 1 năm mà chưa có tin vui, 2 vợ chồng nôn nóng, mong chờ trễ kinh nhưng đợi mãi vẫn không thấy gì nên cuối cùng đi khám bác sĩ nhờ can thiệp hỗ trợ. Sáu tháng canh trứng nhưng vẫn thật bại, đến đầu tháng 3/2024 bác sĩ quyết định tiêm 5 mũi thuốc kích thích trứng để làm IUI. Sau đó chị có tin vui thử que 2 vạch và thử beta HCG máu thấy có thai 2 vợ chồng vô cùng mừng rỡ.
Tiếp theo hành trình trở thành Trung tâm đào tạo Hồi sức sơ sinh chuẩn Châu Âu tại Việt Nam vào tháng 5/2024 đã đánh dấu một cột mốc đáng tự hào của bệnh viện Từ Dũ. Hôm nay bệnh viện Từ Dũ hân hạnh chào đón Bà Alexandra Smith - Tổng Lãnh sự quán Anh, Giám đốc Thương mại tại Việt Nam; Bà Suzanna Lubran, Giám đốc sáng lập Newborns Việt Nam; Ông Gary Hartnoll - Giám đốc chương trình tập huấn Hồi sức sơ sinh cùng đội ngũ giảng viên, phiên dịch viên và nhà tài trợ, chiến lược cho chương trình đào tạo Hồi sức sơ sinh.
Ngày 26/10/2024, Bệnh viện Từ Dũ tổ chức Hội thảo khoa học Điều dưỡng, Hộ sinh và Kỹ thuật y với chuyên đề "Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh." Đây là sự kiện đặc biệt hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật y đang công tác tại bệnh viện và các cơ sở y tế liên quan.
Ngày 25/10/2024, Bệnh viện Từ Dũ đã vinh dự tiếp đón đoàn Hội Negaukai từ Nhật Bản, do Giáo sư. Bác sĩ Fujimoto Bunro, Chủ tịch Hội, dẫn đầu. GS.BS Fujimoto Bunro là người đã trực tiếp tham gia ca mổ Việt Đức thành công ngày 04/10/1988. Về phía bệnh viện Từ Dũ
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng là người đã cống hiến gần cả đời tìm hiểu điều "bí ẩn khủng khiếp" gây hậu quả bi thảm với nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam, là người đặt nền móng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, "mẹ đẻ" cô đỡ thôn bản, khởi xướng chương trình "Ươm mầm hạnh phúc".
Thời gian đón tiếp người bệnh: 04g30
Thời gian làm việc: 06g30