Bệnh viện Từ Dũ và mốc thời gian đáng nhớ của Việt - Đức.
- Ngày 25/02/1981
Hai bé song sinh dính liền chào đời tại bệnh viện Sa Thầy - Gia Lai - Komtum(cũ). Mẹ của em là Lâm Thị Huê, cha là Nguyễn Thân, từng sống vùng bị rải chất độc màu da cam từ năm 1976. Hai em được chuyển về bệnh viện Komtum chăm sóc, rồi được đưa ra bệnh viện Việt Đức - Hà Nội. Tên Việt - Đức là do cố Gs. Tôn Thất Tùng đặt.
- Tháng 12/1982
Việt - Đức được chuyển vào Bệnh viện Từ Dũ.
- Chiều ngày 22/05/1986
Việt bỗng nhiên bị sốt cao, toàn thân bị co giật, tím tái, vài giờ sau bị hôn mê. Tính mạng của Đức cũng bị đe doạ vì 2 trẻ dính liền nhau.
- Ngày 29/05/1986
Anh Kumagai - Phóng viên Hãng Truyền hình Nhật Bản ghé thăm Việt - Đức, thực hiện một phóng sự về hai em, chiếu trên Đài Truyền hình Nhật Bản.
- Ngày 11/06/1986
Hội Chữ Thập Đỏ Nhật Bản cử ông Konoe Tadateru(lúc đó là Phó Trưởng ban đối ngoại của Hội ), cùng các Bs Yokomori, Sato sang TP.HCM.
- Từ 11 đến 16/06/1986
Nhiều cuộc họp căng thẳng đã diễn ra giữa đoàn BS Chữ Thập Đỏ Nhật Bản và Sở Y tế TP.HCM.
- Ngày 16/06/1986
Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam điện cho phép đưa Việt - Đức sang Nhật điều trị.
- Ngày 17/06/1986
Chỉ trong 1 ngày, đoàn BS Việt Nam đã có giấy thông hành xuất cảnh sang Nhật Bản để điều trị cho Việt - Đức.
- Đúng 10 giờ sáng, chiếc máy bay đầu tiên của Nhật Bản từ sau 1975, xuất hiện trên bầu trời TP.HCM, hạ cánh xuống đường băng Tân Sơn Nhất, đưa Việt - Đức sang Bệnh viện Chữ Thập Đỏ Nhật Bản điều trị.
- Ngày 29/10/1986
Việt - Đức trở về Việt Nam và không phẫu thuật ở Nhật Bản. Hôi chữ thập đỏ Nhật Bản hẹn 2 năm sau sẽ bàn lại vấn đề này. - Trong suốt 2 năm 1986 - 1988, Đức chịu nhiều khổ sở do Việt không còn tỉnh táo.
- Ngày 04/10/1988
Quyết định mổ Việt - Đức tại Bệnh viện Từ Dũ và ca mổ tách rời Việt - Đức được thực hiện, với ê kíp 70 y bác sĩ, trải qua 15 giờ căng thẳng, cứu sống được cả hai cháu. - Tháng 07/1992
Đức được đưa sang Nhật Bản để tập phục hồi chức năng và làm chân giả tại bệnh viện Phục hồi chức năng và chỉnh hình ở tỉnh Hyogo - Nhật Bản.
- Ngày 06/06/1995
Đức được đưa sang Nhật phẫu thuật hậu môn và tái tạo hậu môn tại Bệnh viện Mie - Nhật Bản.
- Ngày 16/12/2006
Đám cưới Nguyễn Đức và Nguyễn Thị Thanh Tuyền với sự tham dự của gần 500 khách mời, đại diện Tổng Lãnh sự Quán Nhật, Hội Chữ Thập Đỏ Nhật Bản, Hội Negaukai (Hội vì sự phát triển Việt - Đức), lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM, các bác sĩ trong ê kíp mổ tách rời hai cháu ngày 04/10/1988, Ban giám đốc, tập thể y, bác sĩ, nữ hộ sinh, mẹ nuôi, bảo mẫu chăm sóc Việt - Đức, các cơ quan truyền thông, báo chí trong và ngoài nước...
- Ngày 06/10/2007
Việt mất, em sống được 19 năm sau ca đại phẫu thuật và sau hơn 20 năm được các y tá, nữ hộ sinh, mẹ nuôi Làng Hoà Bình - Bệnh viện Từ Dũ tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng.
Được sự chấp thuận của Ban Thường vụ Quận ủy Quận 1, Ban Chấp hành Đảng bộ Bệnh viện Từ Dũ, ngày 21/06/2025 Bệnh viện Từ Dũ đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025-2030 – một sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới tương lai để phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Sáng ngày 9 tháng 6 năm 2025, Bệnh viện Từ Dũ vinh dự đón tiếp Đoàn Lãnh đạo Bộ Y tế và Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đến thăm và chúc mừng thành công của ca can thiệp thông tim bào thai cho sản phụ người Singapore – một cột mốc quan trọng, đánh dấu bước tiến vượt bậc trong kỹ thuật can thiệp bào thai tại Việt Nam.
Căn cứ kí hợp tác MoU giữa Bệnh viện Từ Dũ và công ty GE Healthcare Việt Nam và Công ty TNHH kỹ thuật Y Tế Toàn Diện về hỗ trợ máy siêu âm mô hình Opus và trạm mô phỏng để trang bị cho Trung tâm đào tạo siêu âm mô phỏng chuẩn Châu Âu.
Chiều ngày 2/6, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được cùng với nhiều sở ngành của Thành phố đã đến thăm và trao tặng bằng khen cho ekip can thiệp bào thai của Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã thực hiện thành công can thiệp tim bào thai cho một sản phụ người Singapore, ghi nhận một thành tựu nổi bật của y học Việt Nam.
Hôm nay (30/5), Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gửi thư khen tới cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế cùng tập thể lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM).
Ngày 28/5/2025, một ca can thiệp tim bào thai phức tạp đã được thực hiện thành công tại Bệnh viện Từ Dũ với sự phối hợp của Bệnh viện Nhi Đồng 1, mở ra hy vọng sống cho một thai nhi mắc dị tật tim bẩm sinh nặng. Đây là ca khó nhất trong số 9 ca can thiệp tim bào thai tại BV Từ Dũ tính đến thời điểm hiện tại, do nhiều yếu tố bất lợi liên quan đến tuổi thai, giải phẫu tim và tư thế thai nhi.
Thai phụ K. W. S. 41 tuổi, người Singapore, mang thai lần đầu sau hơn 10 năm hiếm muộn, nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Dự sinh tháng 9/2025. Chị K. thực hiện IVF và theo dõi thai kỳ tại hai bệnh viện lớn tại Singapore (KK Women’s and Children’s Hospital và Singapore General Hospital). Hành trình thai kỳ của cô không hề suôn sẻ. Từ tuần thứ 18, các bác sĩ tại đây đã phát hiện thai nhi có bất thường về tim mạch, với tình trạng hở van hai lá nặng và thông liên thất. Tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn khi ở tuần thứ 21, siêu âm tim thai cho thấy hẹp van động mạch chủ nặng, van hai lá dày, hở van hai lá nặng và thiểu sản thất trái. Niềm hạnh phúc của một người mẹ vừa chớm nở đã bị vụt tắt khi bác sĩ tại Singapore khuyên nên “chấm dứt thai kỳ” vì bệnh tim bẩm sinh của thai quá nặng, không có cơ hội sống. Tuy nhiên với hy vọng tìm kiếm cơ hội cho con, chị và các bác sĩ tại đây đã tìm kiếm thông tin quốc tế về can thiệp tim bào thai và quyết định giới thiệu chị đến Bệnh viện Từ Dũ – cơ sở đầu tiên tại Đông Nam Á thực hiện được kỹ thuật này.