Chào mừng Ngày Thế giới vì trẻ sinh non 17.11.2023
Hôm nay, bệnh viện Từ Dũ long trọng tổ chức buổi lễ kỷ niệm Ngày Thế giới vì trẻ sinh non, ngày 17/11/2023. Đến tham dự buổi lễ, bệnh viện vinh hạnh có sự tham dự của:
- Ông Trần Đăng Khoa – Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em - Bộ Y tế
- ThS.BS Nguyễn Huy Du, chuyên gia sức khỏe Sức khỏe Bà mẹ trẻ em, phó trưởng phòng Vì sự sống và phát triển của trẻ em, UNICEF Việt Nam.
- BS CKII. Bùi Nguyễn Thành Long – Phó trưởng phòng Nghiệp vụ Y – Sở Y tế TP.HCM
- Bà Trần Nguyễn Phượng Trân – Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ nữ TP.HCM
- BS CKII. Trần Ngọc Hải – Giám Đốc bệnh viện Từ Dũ
- BS CKII. Phạm Thanh Hải – Phó Giám đốc BV Từ Dũ
- Bà Phạm Ngọc Hạnh – Giám đốc khối bệnh viện Toàn quốc Công ty KIMBERLY CLARK
- Ông Nguyễn Văn Hải – Giám đốc Thương mại khu vực HCM – Công ty KIMBERLY CLARK.
Đại diện Ban Giám đốc và các cán bộ y tế bệnh viện Hùng Vương, BV Nhi Đồng 1, BV Nhi Đồng 2, BV Nhi đồng Thành phố, BV Phụ sản Tiền Giang, BVĐK tỉnh Bình Dương, Bệnh viện Mê Kông, và các bệnh viện bạn khác đã về tham dự và hưởng ứng.
Đặc biệt, tại buổi lễ còn có sự tham dự của các gia đình có trẻ sinh non, nhẹ cân đã và đang được chăm sóc, điều trị tại bệnh viện Từ Dũ và cán bộ y tế đại diện khoa phòng của bệnh viện Từ Dũ.
𝑵𝒈𝒂̀𝒚 𝑻𝒉𝒆̂́ 𝒈𝒊𝒐̛́𝒊 𝒗𝒊̀ 𝒕𝒓𝒆̉ 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒏𝒐𝒏 hướng tới việc nâng cao nhận thức về những khó khăn của việc sinh non, cũng như giáo dục cộng đồng về những rủi ro và hậu quả của sinh non. Chúng tôi hy vọng sẽ tăng cường khả năng phát hiện sớm các nguy cơ trong thai kỳ, thúc đẩy các lựa chọn điều trị y tế tiên tiến, trao quyền cho các ông bố bà mẹ trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh và giảm đáng kể những hậu quả lâu dài cho trẻ em và gia đình các em.
Sinh non là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 15 triệu trẻ sinh non (cứ 10 trẻ thì có 1 trẻ sinh non). Theo báo cáo, ở Việt Nam khoảng 60% trường hợp tử vong ở trẻ là các bé mới sinh.
𝑵𝒈𝒂̀𝒚 𝑻𝒉𝒆̂́ 𝒈𝒊𝒐̛́𝒊 𝒗𝒊̀ 𝑻𝒓𝒆̉ 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒏𝒐𝒏 năm nay, trong khuôn khổ của hoạt động “Da kề da ngay sau sinh: thực hành đơn giản, TÁC ĐỘNG TỐI ƯU”, UNICEF đã triển khai các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về lợi ích của việc tiếp xúc da kề da ngay sau sinh và Chăm sóc Kangaroo dành cho trẻ sinh non.
Tiếp xúc da kề da liên tục và kéo dài giữa trẻ sơ sinh và cha mẹ là yếu tố then chốt của chăm sóc Kangaroo. Việc này khuyến khích cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, giảm mức độ căng thẳng và tăng cường sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình. Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc tiếp xúc da kề da có thể (và nên) được bắt đầu ngay sau sinh, ngay cả trước khi trẻ sơ sinh được coi là ổn định về mặt lâm sàng. Tiếp xúc da kề da ngay sau sinh giúp trẻ: ổn định thân nhiệt; điều hòa nhịp thở, nhịp tim; phòng hạ đường huyết; giảm mắc các bệnh nhiễm khuẩn; kích thích tiêu hóa và giúp trẻ tăng cân; giúp não bộ trẻ phát triển tối ưu; tăng kết nối, gắn kết tình cảm mẹ con và giảm 40% nguy cơ tử vong sớm ở trẻ sơ sinh.
Tại Bệnh viện Từ Dũ đã thực hiện Kangaroo từ năm 1997 trải qua hơn 26 năm triển khai thực hiện với trung bình mỗi ngày khu Kangaroo phải chăm sóc và điều trị trung bình 147 ca sinh non. Với sự quan tâm của Ban giám đốc Bệnh viện và các sở Ban ngành. Bệnh viện đã từng bước hoàn thiện và hỗ trợ nuôi thành công các Bé sanh non từ 24 tuần tuổi, Bên cạnh hoạt động điều trị chăm sóc các bé sanh non, Bệnh viện Từ Dũ còn là nơi đào tạo hướng dẫn cho các tỉnh trong việc thực hiện Kangaroo.
Mặc dù chăm sóc da kề da cho trẻ sinh non và nhẹ cân mang lại các lợi ích to lớn như vậy, nhưng việc thực hiện phương pháp Kangaroo một cách thường quy xuyên vẫn luôn là thách thức trên toàn cầu. Phương pháp này cần đòi hỏi sự thay đổi đáng kể trong mô hình chăm sóc trẻ sơ sinh “truyền thống” là tách biệt trẻ mới sinh ra khỏi mẹ, đặc biệt nếu trẻ sinh ra quá nhỏ hoặc quá ốm yếu.
Nhân Ngày Thế giới vì Trẻ sinh non, UNICEF Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và bệnh viện Từ Dũ mong muốn giới thiệu và mở rộng mô hình Kangaroo trên khắp cả nước, trong đó các bà mẹ, trẻ sơ sinh và tất cả thành viên gia đình tạo thành khối gắn kết không thể tách rời và xoay quanh đó là toàn bộ hoạt động chăm sóc bà mẹ-trẻ sơ sinh. Đồng thời Ngày lễ kỷ niệm cũng nhằm tôn vinh và ghi nhận những đóng góp của cán bộ viên y tế trong công tác chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt là chăm sóc trẻ sinh non và nhẹ cân.
Chị B.T.H.N 34 tuổi, nhà ở Thủ Đức – TP HCM. Sau khi lập gia đình được hơn 1 năm mà chưa có tin vui, 2 vợ chồng nôn nóng, mong chờ trễ kinh nhưng đợi mãi vẫn không thấy gì nên cuối cùng đi khám bác sĩ nhờ can thiệp hỗ trợ. Sáu tháng canh trứng nhưng vẫn thật bại, đến đầu tháng 3/2024 bác sĩ quyết định tiêm 5 mũi thuốc kích thích trứng để làm IUI. Sau đó chị có tin vui thử que 2 vạch và thử beta HCG máu thấy có thai 2 vợ chồng vô cùng mừng rỡ.
Tiếp theo hành trình trở thành Trung tâm đào tạo Hồi sức sơ sinh chuẩn Châu Âu tại Việt Nam vào tháng 5/2024 đã đánh dấu một cột mốc đáng tự hào của bệnh viện Từ Dũ. Hôm nay bệnh viện Từ Dũ hân hạnh chào đón Bà Alexandra Smith - Tổng Lãnh sự quán Anh, Giám đốc Thương mại tại Việt Nam; Bà Suzanna Lubran, Giám đốc sáng lập Newborns Việt Nam; Ông Gary Hartnoll - Giám đốc chương trình tập huấn Hồi sức sơ sinh cùng đội ngũ giảng viên, phiên dịch viên và nhà tài trợ, chiến lược cho chương trình đào tạo Hồi sức sơ sinh.
Ngày 26/10/2024, Bệnh viện Từ Dũ tổ chức Hội thảo khoa học Điều dưỡng, Hộ sinh và Kỹ thuật y với chuyên đề "Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh." Đây là sự kiện đặc biệt hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật y đang công tác tại bệnh viện và các cơ sở y tế liên quan.
Ngày 25/10/2024, Bệnh viện Từ Dũ đã vinh dự tiếp đón đoàn Hội Negaukai từ Nhật Bản, do Giáo sư. Bác sĩ Fujimoto Bunro, Chủ tịch Hội, dẫn đầu. GS.BS Fujimoto Bunro là người đã trực tiếp tham gia ca mổ Việt Đức thành công ngày 04/10/1988. Về phía bệnh viện Từ Dũ
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng là người đã cống hiến gần cả đời tìm hiểu điều "bí ẩn khủng khiếp" gây hậu quả bi thảm với nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam, là người đặt nền móng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, "mẹ đẻ" cô đỡ thôn bản, khởi xướng chương trình "Ươm mầm hạnh phúc".
Thời gian đón tiếp người bệnh: 04g30
Thời gian làm việc: 06g30