Điều trị thành công trường hợp thai ngoài tử cung nằm sau phúc mạc hiếm gặp
Bệnh nhân tên B.T.B.N. (28 tuổi, Bình Định), đã có một con, đến khám và nhập viện tại Bệnh viện Từ Dũ ngày 16/11/2018 do trễ kinh 14 ngày và đau vùng hố chậu phải. Kết quả xét nghiệm và siêu âm cho thấy bệnh nhân có khối thai khoảng 9 – 10 tuần, nằm ngoài tử cung bên phải, tăng sinh mạch máu nhiều - BétaHCG 28.835mUI/ml, có nguy cơ vỡ gây xuất huyết nội dẫn đến tử vong. Bệnh nhân được chuyển mổ nội soi lúc 10giờ45 ngày 17/11/2018.
Trái với dự kiến trước mổ, kíp mổ không tìm thấy khối thai ngoài tử cung tại các vị trí thường gặp là vòi trứng, buồng trứng, và hoàn toàn không có máu chảy trong bụng..... Qua hơn 30 phút thám sát tìm kiếm từng ngóc ngách trong ổ bụng, một gợi ý chẩn đoán được đặt ra cho kíp mổ: Liệu đây có phải là một thai nằm vị tri hiếm là sau phúc mạc? Nếu đúng, phải tìm kiếm khối thai tại các vị trí nguy hiểm của ổ bụng là các mạch máu lớn, vì thai sau phúc mạc thường nằm tại các vị trí này do cần được nuôi bởi các mạch máu.
Cuối cùng với bản lĩnh, kinh nghiệm và trong sự thận trọng đến nghẹt thở của từng thành viên của kíp mổ, cuối cùng đã tìm thấy khối thai nằm sau phúc mạc như dự đoán, ở hố chậu và giữa các mạch máu chậu có kích thước lớn 7-8 cm. Khối thai đã được phẫu tích cẩn thận từng bước để lấy toàn khối thai ra khỏi khu vực nguy hiểm, bởi kíp mổ ý thức được rằng, chỉ một chút sơ sẩy phạm vào mạch máu chậu, có thể sẽ trả giá bằng chính mạng sống của bệnh nhân!
Sau phẫu thuật, bệnh nhân B.T.B.N được chuyển sang khoa Sản H để được theo dõi hậu phẫu, đến ngày 19/11 trình trạng sức khỏe đã ổn định. Bệnh nhân xuất viện ngày 20/11/2018 và được hướng dẫn tiếp tục theo dõi HCG tại Khoa Nội soi – Bệnh viện Từ Dũ cho đến khi Béta HCG âm tính.
Thai ngoài tử cung sau phúc mạc, trong hố chậu phải sát với hệ thống mạch máu của động mạch chậu trong và chậu ngoài là một trường hợp hiếm gặp. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra thai ngoài tử cung ở phụ nữ, nguyên nhân thường gặp hàng đầu là do viêm nhiễm vòi trứng, trong đó có nạo phá thai nhiều lần,viêm nhiễm vùng chậu … Riêng với thai sau phúc mạc và trong ổ bụng, nhiều y văn trên thế giới đã báo cáo có liên quan đến việc chuyển phôi (embryonal tranfert) trong quá trình làm thụ tinh ống nghiệm để điều trị vô sinh.
(Minh Tâm)
Được sự chấp thuận của Ban Thường vụ Quận ủy Quận 1, Ban Chấp hành Đảng bộ Bệnh viện Từ Dũ, ngày 21/06/2025 Bệnh viện Từ Dũ đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025-2030 – một sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới tương lai để phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Sáng ngày 9 tháng 6 năm 2025, Bệnh viện Từ Dũ vinh dự đón tiếp Đoàn Lãnh đạo Bộ Y tế và Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đến thăm và chúc mừng thành công của ca can thiệp thông tim bào thai cho sản phụ người Singapore – một cột mốc quan trọng, đánh dấu bước tiến vượt bậc trong kỹ thuật can thiệp bào thai tại Việt Nam.
Căn cứ kí hợp tác MoU giữa Bệnh viện Từ Dũ và công ty GE Healthcare Việt Nam và Công ty TNHH kỹ thuật Y Tế Toàn Diện về hỗ trợ máy siêu âm mô hình Opus và trạm mô phỏng để trang bị cho Trung tâm đào tạo siêu âm mô phỏng chuẩn Châu Âu.
Chiều ngày 2/6, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được cùng với nhiều sở ngành của Thành phố đã đến thăm và trao tặng bằng khen cho ekip can thiệp bào thai của Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã thực hiện thành công can thiệp tim bào thai cho một sản phụ người Singapore, ghi nhận một thành tựu nổi bật của y học Việt Nam.
Hôm nay (30/5), Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gửi thư khen tới cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế cùng tập thể lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM).
Ngày 28/5/2025, một ca can thiệp tim bào thai phức tạp đã được thực hiện thành công tại Bệnh viện Từ Dũ với sự phối hợp của Bệnh viện Nhi Đồng 1, mở ra hy vọng sống cho một thai nhi mắc dị tật tim bẩm sinh nặng. Đây là ca khó nhất trong số 9 ca can thiệp tim bào thai tại BV Từ Dũ tính đến thời điểm hiện tại, do nhiều yếu tố bất lợi liên quan đến tuổi thai, giải phẫu tim và tư thế thai nhi.
Thai phụ K. W. S. 41 tuổi, người Singapore, mang thai lần đầu sau hơn 10 năm hiếm muộn, nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Dự sinh tháng 9/2025. Chị K. thực hiện IVF và theo dõi thai kỳ tại hai bệnh viện lớn tại Singapore (KK Women’s and Children’s Hospital và Singapore General Hospital). Hành trình thai kỳ của cô không hề suôn sẻ. Từ tuần thứ 18, các bác sĩ tại đây đã phát hiện thai nhi có bất thường về tim mạch, với tình trạng hở van hai lá nặng và thông liên thất. Tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn khi ở tuần thứ 21, siêu âm tim thai cho thấy hẹp van động mạch chủ nặng, van hai lá dày, hở van hai lá nặng và thiểu sản thất trái. Niềm hạnh phúc của một người mẹ vừa chớm nở đã bị vụt tắt khi bác sĩ tại Singapore khuyên nên “chấm dứt thai kỳ” vì bệnh tim bẩm sinh của thai quá nặng, không có cơ hội sống. Tuy nhiên với hy vọng tìm kiếm cơ hội cho con, chị và các bác sĩ tại đây đã tìm kiếm thông tin quốc tế về can thiệp tim bào thai và quyết định giới thiệu chị đến Bệnh viện Từ Dũ – cơ sở đầu tiên tại Đông Nam Á thực hiện được kỹ thuật này.