Đốt sóng cao tần – RFA là gì?
ThS. BS. Lê Võ Minh Hương
P. Công tác xã hội
Đốt sóng cao tần (RFA - Radio-Frequency Ablation) là một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu qua da, sử dụng năng lượng nhiệt để tiêu diệt các khối u, bướu. Cơ chế hoạt động của phương pháp này là do sự ma sát của các ion trong mô bị tiêu hủy dưới dòng điện xoay chiều có tần số cao, nằm trong khoảng sóng âm thanh. Một điện cực được đặt ở trung tâm khối u và duy trì nhiệt độ phá hủy từ 60 -100 độ C. Dòng điện từ máy được truyền đến khối u qua một điện cực dạng kim, sóng radio được truyền vào đầu kim và sinh nhiệt. Nhiệt do ma sát làm khô mô xung quanh dẫn đến làm mất nước trong tế bào và hoại tử đông khối u, từ đó làm giảm thể tích bướu.
Tại bệnh viện Từ Dũ, RFA là một trong những phương pháp điều trị bảo tồn tử cung cho bệnh lý u xơ tử cung và Adenomyosis (lạc nội mạc trong cơ tử cung). Thủ thuật được thực hiện qua ngả âm đạo dưới hướng dẫn của siêu âm. Các mô tử cung bình thường sẽ không bị ảnh hưởng còn các mô bị phá hủy như khối u xơ hoặc khối lạc nội mạc sẽ bị hủy và tiêu biến dần.
Ưu điểm của phương pháp RFA trong điều trị UXTC và Adenomyosis
- Phục hồi và trở lại hoạt động bình thường nhanh chóng.
- Giảm các triệu chứng liên quan đến u xơ và adenomyosis (81,9%).
- Khối u sẽ thu nhỏ kích thước khoảng 40% trong vòng 3 tháng sau thủ thuật.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống
- Tỷ lệ biến chứng thấp
- Thời gian nằm viện ngắn
- Không để lại sẹo.

Thủ thuật RFA có đau không?
RFA được tiến hành dưới sự kiểm soát của vô cảm, do đó bạn sẽ không cảm thấy đau trong suốt thời gian làm thủ thuật. Sau thủ thuật bạn có thể cảm thấy đau nhẹ. Lúc này bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau.
Đối với u xơ tử cung
RFA được chỉ định cho những trường hợp u xơ tử cung gây triệu chứng, có ít hơn 3 khối u và đường kính khối u dưới 8 cm. Chống chỉ định với các u xơ tử cung loại 0,1,7 và u xơ tử cung thoái hóa.
Hiệu quả của RFA trong điều trị u xơ tử cung đã được chứng minh là tương đương với phẫu thuật bóc tách. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng đặc biệt với các ca phẫu thuật mổ mở, đảm bảo tính thẩm mỹ trong điều trị.
Quá trình điều trị bằng RFA thường kéo dài khoảng 60 phút, trong đó thời gian đốt u xơ bằng RFA khoảng 12-15 phút, tùy vào số lượng và kích thước khối u.

Đối với Adenomyosis (lạc nội mạc trong cơ tử cung)
RFA được xem là một phương pháp điều trị ít xâm lấn và bảo tồn cơ quan sinh sản cho bệnh nhân có adenomyosis có triệu chứng. Phương pháp này đã được chứng minh hiệu quả giúp giảm kích thước tổng thể của tử cung và các khối u adenomyosis cục bộ, cải thiện đau và chảy máu với tỷ lệ biến chứng nghiêm trọng thấp.
Tuy nhiên, bạn nên thảo luận với bác sĩ của mình để xác định liệu phương pháp này có phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn hay không. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về quy trình điều trị, các lợi ích và rủi ro có thể có, cũng như các lựa chọn điều trị khác.
Chống chỉ định RFA khi có nghi ngờ dính nặng vùng chậu, rối loạn đông máu, nhiễm trùng đường sinh dục, có thai hoặc ung thư phụ khoa.
* Bệnh viện Từ Dũ chính thức triển khai từ ngày 13/3/2024.
Căn cứ kí hợp tác MoU giữa Bệnh viện Từ Dũ và công ty GE Healthcare Việt Nam và Công ty TNHH kỹ thuật Y Tế Toàn Diện về hỗ trợ máy siêu âm mô hình Opus và trạm mô phỏng để trang bị cho Trung tâm đào tạo siêu âm mô phỏng chuẩn Châu Âu.
Chiều ngày 2/6, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được cùng với nhiều sở ngành của Thành phố đã đến thăm và trao tặng bằng khen cho ekip can thiệp bào thai của Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã thực hiện thành công can thiệp tim bào thai cho một sản phụ người Singapore, ghi nhận một thành tựu nổi bật của y học Việt Nam.
Hôm nay (30/5), Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gửi thư khen tới cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế cùng tập thể lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM).
Ngày 28/5/2025, một ca can thiệp tim bào thai phức tạp đã được thực hiện thành công tại Bệnh viện Từ Dũ với sự phối hợp của Bệnh viện Nhi Đồng 1, mở ra hy vọng sống cho một thai nhi mắc dị tật tim bẩm sinh nặng. Đây là ca khó nhất trong số 9 ca can thiệp tim bào thai tại BV Từ Dũ tính đến thời điểm hiện tại, do nhiều yếu tố bất lợi liên quan đến tuổi thai, giải phẫu tim và tư thế thai nhi.
Thai phụ K. W. S. 41 tuổi, người Singapore, mang thai lần đầu sau hơn 10 năm hiếm muộn, nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Dự sinh tháng 9/2025. Chị K. thực hiện IVF và theo dõi thai kỳ tại hai bệnh viện lớn tại Singapore (KK Women’s and Children’s Hospital và Singapore General Hospital). Hành trình thai kỳ của cô không hề suôn sẻ. Từ tuần thứ 18, các bác sĩ tại đây đã phát hiện thai nhi có bất thường về tim mạch, với tình trạng hở van hai lá nặng và thông liên thất. Tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn khi ở tuần thứ 21, siêu âm tim thai cho thấy hẹp van động mạch chủ nặng, van hai lá dày, hở van hai lá nặng và thiểu sản thất trái. Niềm hạnh phúc của một người mẹ vừa chớm nở đã bị giáng xuống một đòn tàn nhẫn khi bác sĩ tại Singapore khuyên nên “chấm dứt thai kỳ” vì bệnh tim bẩm sinh của thai quá nặng, không có cơ hội sống. Tuy nhiên với hy vọng tìm kiếm cơ hội cho con, chị và các bác sĩ tại đây đã tìm kiếm thông tin quốc tế về can thiệp tim bào thai và quyết định chuyển chị đến Bệnh viện Từ Dũ – cơ sở đầu tiên tại Đông Nam Á thực hiện được kỹ thuật này.
Ngày 28/5/2025, một ca can thiệp tim bào thai phức tạp đã được thực hiện thành công tại Bệnh viện Từ Dũ với sự phối hợp của Bệnh viện Nhi Đồng 1, mở ra hy vọng sống cho một thai nhi mắc dị tật tim bẩm sinh nặng. Đây là ca khó nhất trong số 9 ca can thiệp tim bào thai tại BV Từ Dũ tính đến thời điểm hiện tại, do nhiều yếu tố bất lợi liên quan đến tuổi thai, giải phẫu tim và tư thế thai nhi.
Ngày 26/5/2025 Bệnh viện Từ Dũ đã tiến hành chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật nội soi cắt tử cung cho BS Khoa sản Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận đã được tập huấn về kỹ thuật phẫu thuật nội soi cắt tử cung. Đây là chuyến chuyển giao đầu tiên của Bệnh viện Từ Dũ cho các BS khoa Sản của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận. Với mục tiêu để các Bác sỹ tuyến trước có thể thực hiện được kỹ thuật này, trong chuyến chuyển giao lần này các chuyên gia của Bệnh viện Từ Dũ đã hướng dẫn cho các BS của Khoa sản từ lý thuyết đến thực hành và đã hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho các BS Khoa sản của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận.