Giao lưu trực tuyến "Bệnh lý sa sinh dục", lúc 08g30 ngày 15/6/2012
Nguyên nhân của bệnh lý có thể là bẩm sinh, táo bón, lớn tuổi, tiền sử sinh đẻ nhiều qua đường âm đạo, tiền sử có trải qua các phẫu thuật vùng chậu (cắt tử cung, cắt trĩ…).
Các bệnh lý như rối loạn tiêu tiểu, tiêu tiểu không kiểm soát, sa các tạng vùng chậu (sa tử cung, sa bàng quang/niệu đạo, sa vòm âm đạo, sa ruột non, sa trực tràng), đau lưng dưới, đau khớp vệ, .. là các rối loạn chức năng do chứng bệnh sa tạng chậu gây nên. Mặc dù bệnh lý này không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân là không tự tin, xấu hổ.
Việc điều trị cho bệnh nhân mắc căn bệnh này có thể là điều trị nội khoa (tập cơ sàn chậu, tập luyện bàn quang, …) giúp phục hồi và tăng cường chức năng của bàng quang niệu đạo, âm đạo, hậu môn trực tràng hoặc ngoại khoa (cắt tử cung ngã âm đạo và sửa hội âm theo kinh điển, đặt mảnh ghép tổng hợp ngả bụng hở/ nội soi hoặc ngả âm đạo,…).
Để có thể giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh của mình và hướng giải quyết bệnh sa sinh dục như thế nào, website bệnh viện Từ Dũ tổ chức Giao lưu trực tuyến với bác sĩ với chuyên đề “Bệnh lý sa sinh dục” vào lúc 08g30, thứ sáu, ngày 15-06-12 với sự tham gia của
- BS. CKII. Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Trưởng khoa Nội soi
- BS. CKII. Nguyễn Thị Vĩnh Thành – Phó trưởng Khoa Khám bệnh
- BS. CKI. Nguyễn Thị Thanh Tâm - Khoa Nội soi
Hệ thống đã sẵn sàng. Chuyên mục rất mong nhận được nhiều câu hỏi của quý độc giả.
Hệ thống đã tạm khóa. Những câu hỏi chưa được phúc đáp sẽ được phúc đáp qua email. Cảm ơn quý độc giả đã quan tâm và đặt câu hỏi.
trangnguyenthi@....
BS. CKII. Nguyễn Thị Vĩnh Thành Phó Trưởng khoa Khám bệnh |
* Tôi năm nay 38 tuổi, sau lần sinh bé thứ hai tôi rất hay bị són tiểu nhất là lúc hắt hơi. Tuy không nhiều nhưng rất mất vệ sinh. Bác sĩ xin cho tôi hỏi tôi bị như vậy là bị bệnh gì và có cách nào để không bị như vậy nữa không ạ.
nguyento@....
"Bệnh lý sa sinh dục"
* Em muốn hỏi những biểu hiện nào cho biết mình có khả năng bị bệnh lý sa sinh dục?
BS. CKI. Nguyễn Thị Thanh Tâm |
bongdiep85@....
BS. CKI. Nguyễn Thị Thanh Tâm: khối sa ở hậu môn đó có thể là búi trĩ hoặc sa niêm trực tràng. Em gái em nên đi khám bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng để được điều trị kịp thời, bớt đau và bớt khó chịu. Ngoài ra em cũng nên để ý chế độ ăn uống cho dễ đi tiêu như ăn nhiều rau, trái cây, uống khoảng 2 lít nước/ngày, tránh nằm ngồi lâu, ít vận động không tốt cho hoạt động ruột, bọng đái, tập thói quen đi tiêu đều đặn.
* Bệnh sa tử cung ở những phụ nữ đã sinh đẻ có phải là bệnh di truyền không? Phòng ngừa bệnh này như thế nào?
hieunguyen@....
BS. CKII. Nguyễn Thị Vĩnh Thành: Chào bạn,
Các cơ quan trong vùng chậu người phụ nữ gồm bàng quang tức bọng đái phía trước, âm đạo, tử cung ở giữa và phía sau là hậu môn trực tràng. Để nâng đỡ tất cả các cơ quan này, có hệ thống cân, cơ, dây chằng và thần kinh đan xen với nhau. Khi hệ thống nâng đỡ này bị thương tổn, thường do nguyên nhân mang thai, sanh đẻ, hoặc do thiếu nội tiết người cao tuổi, các cơ quan này bị sa tụt ra khỏi âm hộ. Từ ngữ y khoa gọi là sa tạng chậu. Sa tạng chậu không chỉ là sa tử cung, mà còn sa cả bọng đái, trực tràng kèm theo..gây viêm nhiễm, són tiểu, đi tiểu khó, táo bón…
Sa tạng chậu không phải là bệnh di truyền. Có nhiều hướng dẫn để phòng tránh tình trạng bệnh như: chế độ ăn uống tránh táo bón, các tư thế khi làm việc, sinh hoạt tránh gây tăng áp lực ổ bụng, các bài tập thể dục để giúp tăng cường sức cơ ở vùng sàn chậu…
Chúc bạn vui.
*Chào bác sĩ, tôi đã lập gia đình và có 2 con. Gần đây, tôi cảm thấy có gì đó phồng lên ở âm đạo, gần âm hộ, bác sĩ được chẩn đoán là sa bàng quang và khuyên ổ. Bác sĩ có thể cho em biết nguyên nhân và có cách điều trị ngoài khác không?
vylamthuy@...
BS. CKII. Nguyễn Thị Vĩnh Thành: Chào bạn,
Các cơ quan trong vùng chậu người phụ nữ gồm bàng quang tức bọng đái phía trước, âm đạo, tử cung ở giữa và phía sau là hậu môn trực tràng. Để nâng đỡ tất cả các cơ quan này, có hệ thống cân, cơ, dây chằng và thần kinh đan xen với nhau. Khi hệ thống nâng đỡ này bị thương tổn, thường do nguyên nhân mang thai, sanh đẻ, hoặc do thiếu nội tiết người cao tuổi, các cơ quan này bị sa tụt ra khỏi âm hộ. Từ ngữ y khoa gọi là sa tạng chậu. Sa tạng chậu thường phối hợp hai hoặc ba cơ quan cùng lúc. Vậy tình trạng phồng ra ở âm hộ như bạn mô tả là bạn đang bị sa tạng. Bạn cần được khám đánh giá các cơ quan trong vùng chậu cùng lúc, bạn sẽ được tư vấn nên phẫu thuật hay điều trị nội khoa.
Chúc bạn vui
* Chào các bác sĩ bệnh viện Từ Dũ, em có một vài câu hỏi nhờ các bác sĩ
Thưa bác sĩ, tôi 34 tuổi, hiện có thai bé thứ 2 được hơn 6 tháng. Nhưng từ khi sanh bé thứ 1 đến giờ tôi bị tình trạng són tiểu lúc ho, hắt xì hay chạy bộ. Tôi có tập luyên Kegel nhưng không thường xuyên. Tình trạng này ngày càng tệ hơn rất nhiều khi tôi có thai lần 2. Tôi tính lần sinh đẻ này sẽ cùng lúc làm luôn may tầng sinh môn trước và sau cùng với phẫu thuật TVT-O. Bác sĩ vui lòng cho tôi lời khuyên và cách xử lý thích hợp.
confettismile@
BS. CKII. Nguyễn Bá Mỹ Nhi: Chào chị, són tiểu khi ho, rặn, cười nói, hắt hơi, chạy bộ …thuật ngữ y khoa gọi là tiểu không kiểm soát khi gắng sức; tình trạng này xảy ra phổ biến ở các chị em đã từng mang thai và sanh đẻ. Quá trình mang thai và sanh đẻ đã gây dãn nhão, đứt rách làm suy yếu các cấu trúc nâng đỡ các cơ quan vùng bụng dưới ( như bọng đái, niệu đạo, tử cung, trực tràng…), dẫn đến một số các rối loạn chức năng của các cơ quan này, trong đó có tiểu không kiểm soát khi gắng sức. Chính vì vậy không có gì ngạc nhiên khi chị bị són tiểu nặng hơn khi mang thai cháu thứ 2. Bài tập Kegel như chị đã từng tập là bài tập kinh điển, dễ dàng, mọi lúc mọi nơi đều thực hiện được, rất có hiệu quả khi được tập luyện liên tục và đầy đủ. Các bác sĩ thường không khuyến khích các chị em may thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sanh, mà tốt hơn là nên để 3 tháng sau sanh trở đi; còn phẫu thuật như chị đề nghị cũng sẽ không thực hiện ngay sau sanh, vì chị cần phải khám phụ khoa sau sanh 3 tháng, các bác sĩ phải đánh giá lại tình trạng són tiểu của chị ở múc độ nào, đã đến lúc cần can thiệp phẫu thuật chưa…..
Chúc chị vui khỏe và hạnh phúc.
Trưởng khoa Nội soi
* Chị gái tôi năm nay 33 tuổi, mới sinh con thứ 2 được gần 4 tháng nay. Thời gian gần đây chị cảm thấy nặng nặng nơi âm đạo, nhất là những lúc phải mang vác nặng thì thấy cả khối to nhô ra ngoài…Tôi nghe nói đó là hiện tượng sa dạ con. Bác sĩ cho em hỏi đó có phải là hiện tượng sa dạ con và bác sĩ có cách nào để điều trị dứt điểm tình trạng này. Vì nó ảnh hưởng đến cuộc sống của chị làm cảm thấy khó chịu và khó tiểu tiện. Cảm ơn bác sĩ
minhlan@....
BS. CKII. Nguyễn Bá Mỹ Nhi: Chào chị.
Nghe chị mô tả hiện tượng có khối to nhô ra ngoài, xả ra khi đi lại, mang vác nặng, và đặc biệt có ảnh hưởng đến cuộc sống do khó chịu và khó tiểu tiện, thì các bác sĩ có thể nghĩ ngay đến chẩn đoán sa sinh dục (trong y khoa còn gọi là sa tạng chậu nữ hay bệnh lý sàn chậu nữ), trong đó có thể đã có sa tử cung, sa bọng đái, sa trực tràng luôn, tức là sa phối hợp nhiều cơ quan. Chị cần đưa người chị của chị đến khám tại các cơ sở y tế sản phụ khoa khám như bệnh viện Từ Dũ, hay Hùng Vương, Nhân dân Gia Định… để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp; khuynh hướng hiện nay và đặc biệt trên các chị em còn trẻ, là điều trị bảo tồn giữ lại tử cung, không cần phải cắt bỏ tử cung như các điều trị kinh điển trước đây, đồng thời treo nâng các cơ quan như tử cung, bọng đái, trực tràng… lên, đưa chúng trở lại vị trí bình thường ban đầu.
Chào chị và xin chúc vui khỏe, hạnh phúc.
Sáng nay ngày 20/1/2025 Bệnh viện Từ Dũ Hân hạnh đón tiếp BS CKII Đào Văn Sinh - Trưởng văn phòng 2 đại diện Bộ y tế phía Nam đến thăm và chúc Tết.
Bệnh viện cũng đã thực hiện đúng tinh thần của UBND là trở thành trung tâm đào tạo, kết nối, chuyển giao hỗ trợ cho các tỉnh lân cận để mọi người cùng nhau phát triển, đây cũng là việc làm thực hiện rất đúng tinh thần của Thành phố nghĩa tình. Những định hướng của bệnh viện đã có và có tầm nhìn chiến lược rất xa, Bà rất mong bệnh viện sẽ có những giải pháp hiệu quả để thực thi những công trình mới. Thay mặt Lãnh đạo Thành phố, Bà trân trọng ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu, kết quả đạt được của bệnh viện Từ Dũ cũng như Sở y tế Thành phố trong năm qua. Bà gửi lời chúc mừng những thành tựu về khoa học và quản lý của bệnh viện. Bà chúc cho bệnh viện trong năm 2025 sẽ vươn mình bứt phá vươn tầm khu vực và thế giới, chúc Ban lãnh đạo bệnh viện và toàn thể viên chức người lao động sẽ đồng lòng chung sức xây dựng bệnh viện trong một kỷ nguyên mới.
Nhằm tôn vinh giá trị nhân văn và phát huy tinh thần sáng tạo trong đội ngũ y bác sĩ, Bệnh viện Từ Dũ đã tổ chức Hội thi Tài năng 2025 với chủ đề “Chuyên Nghiệp - Nghĩa Tình”. Sự kiện thu hút sự tham gia sôi nổi của cán bộ, nhân viên trong toàn bệnh viện, tạo nên một sân chơi đầy màu sắc và ý nghĩa.
Với mục tiêu xây dựng và phát triển Bệnh viện Từ Dũ trở thành trung tâm y tế hàng đầu trong khu vực, Ban Lãnh đạo bệnh viện đã quyết định thực hiện việc điều động và bổ nhiệm nhân sự quản lý tại các khoa/phòng trong tháng 12 năm 2024. Đây không chỉ là bước đi chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng chuyên môn mà còn là cam kết mạnh mẽ của bệnh viện trong việc phát triển nguồn nhân lực và định hướng bền vững cho tương lai.
Từ những kết quả đã đạt được, Đ/c Trần Ngọc Hải – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện đã triển khai phương hướng - nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Trong năm 2025, Bệnh viện Từ Dũ tiếp tục xây dựng tập thể thống nhất, đoàn kết phát huy thành tích đã đạt được, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra, thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh. Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chuyên môn, chỉ tiêu kinh phí năm 2025. Tổ chức triển khai, phát triển dịch vụ kỹ thuật mới theo kế hoạch. Phát triển nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.