Hành trình đến với cuộc đời của "Bàn chân nhỏ"
Nhân ngày thế giới vì trẻ sinh non, 17/11/2018
Theo chồng từ tỉnhThái Bình vào Nam lập nghiệp tại tỉnh Bình Dương năm 2015, chị Trần Thị Thắm khi ấy tuổi mới ngoài 20. Là giáo viên Trường Mầm non (xã Thuận An, tỉnh Bình Dương), tuy đã có một con gái đầu hơn 5 tuổi, chị Thắm cũng muốn sinh thêm một bé cho cảnh nhà thêm đông, vui. Tuy nhiên do sức khỏe của chồng, anh Đặng Thanh Hiểu (26 tuổi, công tác tại Công ty giày – tỉnh Bình Dương) không ổn định, nên chị Thắm đành giấu đi mong muốn của mình.
May mắn sao, đầu năm 2018, chị Thắm “cấn thai”. Hay tin, anh Hiểu rất vui. Trong quá trình cùng chị Thắm đi khám thai, anh thường động viên vợ cố gắng giữ gìn sức khỏe, sinh con trai hay con gái gì cũng tốt, miễn mẹ tròn con vuông là hạnh phúc lắm rồi. Thai được 4 tháng, khi siêu âm, biết là con trai, hai anh chị vui mừng vì có đủ nếp tẻ, liền báo tin vui cho hai bên nội, ngoại. Vậy mà niềm vui chưa được bao lâu, lần khám thai vào khoảng tháng 6/2018, bác sĩ phát hiện huyết áp chị Thắm quá cao (220/110) và chẩn đoán bị tiền sản giật, và đề nghị chuyển đến điều trị tại Bệnh việnTừ Dũ. Cả chị Thắm và anh Hiểu đều rất hoang mang, lo lắng cho bé yêu trong bụng mẹ.
Tại khoa Sản A Bệnh viện Từ Dũ ngày 2/7/2018, dù được các bác sĩ tích cực điều trị và chăm sóc nhưng huyết áp chị Thắm luôn ở mức cao. Sau một tuần nhập viện để điều mà huyết áp không ổn định, đe dọa sức khỏe của mẹ và bé, nghe bác sĩ điều trị đề nghị chấm dứt thai kỳ, vợ chồng chị Thắm chỉ còn biết ôm nhau khóc. Thai mới 29 tuần tuổi, liệu bé có thể vượt qua những nguy cơ lớn cho trẻ thiếu tháng? Dẫu hy vọng mong manh, hai vợ chồng trẻ quyết định trao hết niềm tin cho các bác sĩ. Mẹ được mổ lấy thai.
4giờ00 chiều ngày 8/7/2018, chị Thắm chuẩn bị vào phòng mổ với lời động viện cố lên nhe vợ của anh Hiếu. 4 giờ 58 phút , trên bàn mổ, chỉ kịp nghe tiếng khóc yếu ớt của con và thông báo bé cân nặng 980 gr, chị Thắm đã thiếp đi.
Ra phòng hồi sức, nghe nói bé con của mình được chuyển sang chăm sóc ở phòng dưỡng nhi dành cho bé sơ sinh nhẹ cân, non tháng, tuy rất buồn nhưng trong sâu xa của người mẹ, chị Thắm cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì con mình đã ra đời một cách an toàn bằng sự tận tâm các bác sĩ tại Bệnh viện Từ Dũ. Nghe chồng nói con trai tuy rất bé nhỏ nhưng khỏe, chị Thắm nôn nao sang khoa Sơ sinh để thăm con. Nhìn “thằng bé nhỏ xíu, da bọc xương, nhăn nheo” nằm trong lồng kín, không khóc mà nước mắt chị cứ chảy dài.
Sau một tuần ở khoa Hậu phẫu, chị Thắm được chuyển đến đơn vị Kangaru của khoa Sơ sinh để trực tiếp truyền hơi ấm của mẹ
nuôi bằng phương pháp da kề da. Được các y – bác sĩ của khoa Sơ sinh tận tình hướng dẫn từ cách bế bé, đặt bé vào lòng sao cho bé không bị tím tái, thở tốt, cách lấy sữa mẹ trữ lạnh để nuôi con bằng chính nguồn sữa của mình và giới thiệu tham gia các lớp dạy chăm sóc trẻ sinh non tháng, nhẹ cân…, vợ chồng chị Thắm vô cùng cảm động. Đặc biệt là, sau hơn 10 ngày chăm sóc con theo sự giúp đỡ của nhân viên y tế tại Khoa Sơ sinh, “con trai” của chị Thắm đã cân năng 1.400gr, so với 980gr lúc mới nhập vào khoa. Nhưng cũng ở thời điểm này, cả bố và mẹ đều hoảng sợ khi đột nhiên bé có những cơn ngưng thở, da tím tái, mà theo chẩn đoán của các bác sĩ, bé bị viêm phổi. Vậy là việc chăm sóc bé lại phải nhờ các y – bác sĩ của khoa Sơ sinh, tình yêu của bố, sự hỗ trợ của cha mẹ hai bên nôi, ngoại để 10 ngày sau đó, sức khỏe bé dần được ổn định và vui hơn, là bé được tăng thêm 200gr (1.600gr).
Gần hai tháng nhập viện, trải qua hành trình từ khoa Sản A đến phòng mổ, khoa Sơ Sinh, đơn vị Kangaru, ngày 4/9/2018 gia đình Hiểu -Thắm được rời bệnh viện Từ Dũ với bé con trên tay, vốn sinh non tháng, nay đã cân nặng 2.000gr. Chị vô cùng biết ơn tập thể y bác sĩ của Bệnh viện Từ Dũ, không chỉ giúp chi Thắm vượt cạn an toàn, mà nhất là, đã tận tình hỗ trợ chị trong suốt quá trình chăm sóc bé con “nhẹ cân” tại đơn vị Kangaru.
Sau hơn 90 ngày tuổi, trở lại tái khám tại Khoa Sơ sinh, bé Đặng Thanh Tùng ngày nào vào đời bằng đôi chân nhỏ xíu của “trẻ sinh non”, giờ là một cậu bé kháu khỉnh nặng 4.000gr, bú mẹ tốt, rất ngoan, rất khỏe, không mắc bất kỳ bệnh lý nào về mắt, tim, phổi và … được ông bà nội, ngoại hết sức cưng yêu.
Có thể nói, hạnh phúc của các bà mẹ sinh con non tháng, nhẹ cân được chăm sóc hiệu quả tại Bệnh viện Từ Dũ, vừa tiếp thêm niềm tin cho những gia đình có trẻ sinh non về một đội ngũ y bác sĩ nhi – sơ sinh, đã chăm sóc trẻ sinh non tháng nhẹ cân bằng cả tấm lòng yêu trẻ cùng các liệu pháp chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt để các bé có thể phát triển bình thường. Đồng thời đây cũng là nguồn động viên và lời tri ân gửi đến những cá nhân, tập thể đã hết lòng vì sự nghiệp chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ sinh non nói riêng./.
CN Nguyễn Thị Minh Tâm
(Ghi theo lời kể của chị Trần Thị Thắm)
Chị B.T.H.N 34 tuổi, nhà ở Thủ Đức – TP HCM. Sau khi lập gia đình được hơn 1 năm mà chưa có tin vui, 2 vợ chồng nôn nóng, mong chờ trễ kinh nhưng đợi mãi vẫn không thấy gì nên cuối cùng đi khám bác sĩ nhờ can thiệp hỗ trợ. Sáu tháng canh trứng nhưng vẫn thật bại, đến đầu tháng 3/2024 bác sĩ quyết định tiêm 5 mũi thuốc kích thích trứng để làm IUI. Sau đó chị có tin vui thử que 2 vạch và thử beta HCG máu thấy có thai 2 vợ chồng vô cùng mừng rỡ.
Tiếp theo hành trình trở thành Trung tâm đào tạo Hồi sức sơ sinh chuẩn Châu Âu tại Việt Nam vào tháng 5/2024 đã đánh dấu một cột mốc đáng tự hào của bệnh viện Từ Dũ. Hôm nay bệnh viện Từ Dũ hân hạnh chào đón Bà Alexandra Smith - Tổng Lãnh sự quán Anh, Giám đốc Thương mại tại Việt Nam; Bà Suzanna Lubran, Giám đốc sáng lập Newborns Việt Nam; Ông Gary Hartnoll - Giám đốc chương trình tập huấn Hồi sức sơ sinh cùng đội ngũ giảng viên, phiên dịch viên và nhà tài trợ, chiến lược cho chương trình đào tạo Hồi sức sơ sinh.
Ngày 26/10/2024, Bệnh viện Từ Dũ tổ chức Hội thảo khoa học Điều dưỡng, Hộ sinh và Kỹ thuật y với chuyên đề "Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh." Đây là sự kiện đặc biệt hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật y đang công tác tại bệnh viện và các cơ sở y tế liên quan.
Ngày 25/10/2024, Bệnh viện Từ Dũ đã vinh dự tiếp đón đoàn Hội Negaukai từ Nhật Bản, do Giáo sư. Bác sĩ Fujimoto Bunro, Chủ tịch Hội, dẫn đầu. GS.BS Fujimoto Bunro là người đã trực tiếp tham gia ca mổ Việt Đức thành công ngày 04/10/1988. Về phía bệnh viện Từ Dũ
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng là người đã cống hiến gần cả đời tìm hiểu điều "bí ẩn khủng khiếp" gây hậu quả bi thảm với nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam, là người đặt nền móng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, "mẹ đẻ" cô đỡ thôn bản, khởi xướng chương trình "Ươm mầm hạnh phúc".
Thời gian đón tiếp người bệnh: 04g30
Thời gian làm việc: 06g30