Hỏi & đáp trực tuyến "Làm mẹ an toàn"
Niềm hạnh phúc nhất trong cuộc đời của người phụ nữ không chỉ được làm vợ mà còn làm mẹ với những đứa con xinh. Mang thai là thời kỳ đặc biệt với những thay đổi của cơ thể, đi kèm cùng nhiều triệu chứng và cảm giác khó chịu. Những thay đổi của cơ thể có thể làm bạn bối rối và lo lắng, không biết có ảnh hưởng đến sức khỏe của mình hay bé yêu hay không.
Chuyên mục sẽ được sự tư vấn của:
- TS. BS. Lê Thị Thu Hà - Khoa Sản A
- BS. CKI. Trương Thị Ngọc Bích - Khoa Sanh
- BS. CKII. Bùi Thanh Vân -
Buồng Chẩn đoán tiền sản
BS. CKI. Trương Thị Ngọc Bích: Chào bạn,
Qua siêu âm chỉ đọc dự kiến là như vậy, bạn cứ theo dõi khám thai tiếp tục.
BS. CKI. Trương Thị Ngọc Bích: Chào em,
Tốt nhất là mang thai sau 3 tháng của mũi tiêm ngừa viêm gan lần 3
Em nên có biện pháp ngừa thai trong tháng 4,5,6,7,8,9 và tháng 10 chuẩn bị mang thai là được
* Thưa Bác Sĩ: Ngày 7/4/2011 vừa qua em có đi xét nghiệm máu tại bệnh viện và kết quả:
HBsAg (nhanh) dương tính 3791.30 (S/CO < 1)
HIV âm tính
BW âm tính
Bác sĩ hẹn tháng sau lên tái khám lại ( vợ chồng em đi khám hiếm muộn và cả hai đều bình thường). Với HBsAg như vậy thì em có mang virus viêm gan B ở mức độ nào? Tình trạng của em có nguy hiểm không nếu em mang thai, nó có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Xin bác sĩ tư vấn cho em, em thành thật biết ơn.
BS. CKI. Trương Thị Ngọc Bích: Chào em,
Em có xét nghiệm HbsAg dương tính có nghĩa là đang mang mầm bịnh viêm gan siêu vi B. Em chưa có thai đang có hướng điều trị hiếm muộn nên tốt nhất là kiểm tra sức khỏe để điều trị cả hai vợ chồng về các loại bệnh nội khoa nếu có để chuẩn bị sức khỏe cho tốt trước khi mang thai.
* Bác sĩ làm ơn cho em hỏi, em đang có bầu được 10 tuần, e bị sổ mũi, hơi đau đầu ko biết có ảnh hưởng gì đến em bé không ạ. Em cảm ơn rất nhiều.
BS. CKI. Trương Thị Ngọc Bích: Chào em,
H.T.K.B
BS. CKI. Trương Thị Ngọc Bích: Chào em
Có ra huyết ít đó là dấu hiệu báo động cần chú ý về chế độ sinh hoạt phải nhẹ nhàng. Em nên đi khám thai kiểm tra nhé.
* Chào bác sĩ ! Bác sĩ cho em hỏi. Em có thai 5 tháng em muốn phá thì phải làm như thế nào, ở đâu cho an toàn và chi phí hết bao nhiêu ạ? Nếu em phá thai ở tháng thứ 5 thì có nguy hiểm và có những biến chứng nào ảnh hưởng về sau này không ạ? Dạ mong bác sĩ tư vấn cho em. Cảm ơn bác sĩ .
baoquyen43@.....com
TS. BS Lê Thị Thu Hà
Bạn Bảo Quyên thân mến,
- Những rủi ro có thể gặp phải trong khi thực hiện thủ thuật như : choáng do đau hoặc chóang do mất máu, tổn thương ở cơ tử cung hoặc ở cổ tử cung, thủng tử cung, tổn thương các cơ quan trong ổ bụng như ruột, mạc nối, bàng quang, trực tràng….
- Những rủi ro có thể xuất hiện về sau như: vô kinh, vô sinh, viêm nhiễm sinh dục…
Trong trường hợp của bạn vì tuổi thai 20 tuần nên cần tiếp tục thai kỳ cho đến khi đủ tháng.
* Chụp X quang phổi khi chưa tới chu kỳ kinh nguyệt thì có sao không? Em năm nay 28 tuổi, đã kết hôn 3,5 năm, tránh thai dựa vào chu kỳ kinh và bao cao su, hiện đang phát hiện có mang con đầu lòng. Ngày đầu chu kỳ cuối là ngày 08/03/2011, chu kỳ kinh 30 ngày. Em không nhớ ngày giao hợp là ngày nào. Ngày 05/04 em đi khám sức khỏe tổng quát của cơ quan thì có chụp X quang phổi, sau này có hỏi lại thì họ nói chụp với liều lượng là 70 có V. Em biết không thể nói trước điều gì nếu chưa xét nghiệm và nhiều khi kết quả 20, 30 năm sau mới rõ nhưng liệu các bác sỹ có thể cho em lời khuyên cũng như tư vấn được không? Em đang lo lắng và hoang mang quá. Cảm ơn các bác sỹ.
TS. BS Lê Thị Thu Hà
Chào bạn,
Tia X là một dạng bức xạ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân bạn và thai nhi.
Tuy nhiên, khi dùng để điều trị thì liều bức xạ đủ lớn và gây nguy hiểm. Tia X được dùng trong chẩn đoán thường liều bức xạ rất nhỏ (khỏang 1/100 liều gây hại), hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vùng chụp X – quang càng xa nơi thụ thai (tử cung) thì mức độ ảnh hưởng càng nhỏ. Do vậy, trong trường hợp của bạn cũng không phải lo lắng nhiều về nguy cơ của tia X trên thai nhi.
Khi có thai bạn cần phải đi khám thai định kỳ và làm những xét nghiệm cần thiết để đánh giá sức khỏe của mẹ và thai. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh và hạnh phúc.
* Xin bác sĩ cho hỏi: năm nay vợ chồng tôi đã cưới nhau được hơn 3 năm, đến trước ngày lên bệnh viện từ dũ khám ngày 16/08/2010 thì vợ tôi đã bị xảy thai 3 lần và sau khi khám tại bệnh viện Từ Dũ về bác sĩ cho thuốc uống và dặn 4-6 tháng có thai lại và mới đây vợ tôi lại có thai nhưng được 6 tuần thì lại xảy thai lần nữa bây giờ xin bác sĩ cho một lời khuyên là làm sao để cho vợ tôi không bị xảy thai nữa. Rất mong sự giúp đỡ của bác sĩ...xin cám ơn nhiều. Kết quả xét nghiệm của chồng là miễn dịch: HBsAg(Elisa) âm tính 0.015/0.064 (DO/CO<10)
giangkc2@.....com
TS. BS Lê Thị Thu Hà
Chào bạn,
Trước hết xin chia buồn cùng bạn sau 4 lần sảy thai liên tiếp. Những nguyên nhân có thể gặp phải trong trường hợp này :
- Sai lệch về nhiễm sắc thể của trứng hoặc tinh trùng, có thể sai lệch về nhiễm sắc thể của phôi do mắc phải.
- Do yếu tố miễn dịch.
- Nguyên nhân môi trường: tia X, hóa chất độc hại.
- Do nhiễm trùng, nhiễm siêu vi.
- Do bệnh nội tiết: tiểu đường, tuyến giáp…
Cho dù đã làm đầy đủ các xét nghiệm để tìm nguyên nhân vẫn có khỏang 25% trường hợp sảy thai sớm không rõ nguyên nhân.
Với tiền căn sảy thai sớm nhiều lần như thế thì vợ chồng bạn cần đến bệnh viện khám và làm khá nhiều xét nghiệm để tìm nguyên nhân nếu có.
Mong rằng kết quả tốt đẹp ở lần có thai sau của vợ chồng bạn
Thân ái.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà (áo blouse) đang phúc đáp câu hỏi.
1. OBimin (20 viên) ngày uống 1 viên
2. Sangobim (20 viên) Ngày uống 1 viên
Em có vài băn khoăn thắc mắc:
1. Em không rõ hai loại thuốc này có tác dụng gì
2. sau khi kê toa mới Bác sĩ không hướng dẫn em gì về việc có tiếp tục dùng Utrogestan cùng với toa thuốc mới này không vì toa cũ cho đến 30 viên?
3. em vẫn còn dùng MaMaNatal (vì vẫn còn nhiều), xin được hỏi Mamanatal có thể thay thế được loại nào trong hai loại thuốc trên đây ?
Rất mong nhận được sự hướng dẫn từ các Y, Bác sĩ của diễn đàn.
Đ.Q.G
TS. BS Lê Thị Thu Hà
Chào em,
Thuốc Obimin cũng chứa nhiều loại vi chất trong đó có cả sắt và axit folic mà trong Sangobion cũng có chứa. Vì vậy, nếu có sử dụng thì chỉ dùng một trong 2 loại mà thôi. Khi nào hết Mamanatal mới dùng tiếp 1 trong 2 loại thuốc này.
chauchau317@.....com
BS. CKII. Bùi Thanh Vân (bìa phải) - Buồng Chẩn đoán tiền sản
TS. BS Lê Thị Thu Hà
Chào bạn
Trọng luợng trung bình của thai nhi 32 tuần tuổi là khoảng1800 – 2200 gram.
Hiện tại bạn không có huyết trắng, không cảm giác ngứa hay hôi ở vùng kín thì không nghĩ đến tình trạng viêm nhiễm âm đạo.
Thông thuờng, bác sĩ sẽ khám âm đạo ở lần đầu khám thai và vào tháng cuối thai kỳ. Đối với những trường hợp có những triệu chứng bất thường như ra huyết, khí hư nhiều, ngứa thì bạn sẽ được khám âm đạo ở bất kỳ tuổi thai nào.
Chúc bạn và bé khỏe.
Thân ái chào bạn.
* Xin chào Bác sĩ,
Vợ tôi mới có thai lần đầu nên tôi có vài thắc mắc sau:
1) Siêu âm để biết có thai bằng đường Âm đạo hay Bụng ? Vì tôi nghe: siêu âm (3 tháng đầu) qua Âm đạo dễ gây sẩy thai.
2) Vợ tôi có thai được 7 tuần (siêu âm 09/4/2011 ), thỉnh thoảng hay ho, tháng 10/2010 đã chích ngừa Rubella. Đi khám bệnh ở Hoàn Hảo chỉ cho thuốc bổ Vitamin E 400 và Utrogestan 100mg để dưỡng thai. Có cần uống thêm thuốc bổ sung Sắt & Axit folic không? Loại nào?
3) Tôi định khi thai khoảng 3-3,5 tháng sẽ đến bệnh viện Từ Dũ khám và làm các xét nghiệm tầm soát bệnh. Xin bác sĩ hướng dẫn lịch khám thai tốt nhất.
Chân thành cảm ơn !
TS. BS Lê Thị Thu Hà
Chào bạn Minh Nghĩa
Rất hoan nghênh bạn với sự quan tâm đến vợ và bé. Trong những tuần đầu thai kỳ siêu âm bằng đầu dò âm đạo sẽ quan sát rõ hơn tình trạng thai nhi. Với siêu âm đầu dò âm đạo, bạn không phải lo về nguy cơ sẩy thai cũng như những ảnh huởng khác trên thai nhi.
Việc bổ sung Sắt & Axit folic trong thai kỳ là rất cần thiết. Các loại thuốc chứa các chất này hiện nay trên thị trường khá nhiều như: Obimin, Ferrovit, Sangobion, Odiron, Mamanatal,… bạn nên dùng thuốc theo sự chỉ định bác sĩ.
Lịch khám thai tại bv Từ Dũ hiện nay như sau :
Khám lại vào các thời điểm:
- 11 tuần – 13 tuần 06 ngày: siêu âm đo độ mờ gáy và xét nghiệm sàng lọc hội chứng Down giai đoạn sớm.
- Sau đó khám mỗi tháng 01 lần đến thai 32 tuần.
- Từ 32 tuần – 35 tuần khám mỗi 02 tuần 01 lần.
- Từ 36 tuần trở lên khám mỗi tuần 01 lần cho đến khi sanh.
Một số lưu ý :
Từ 20 – 24 tuần: được siêu âm hình thái học thai nhi.
Bất kỳ tuổi thai nào nếu có dấu hiệu bất thuờng như đau bụng, ra huyết là cần phải khám ngay.
Chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc.
Thân ái chào bạn.
* Kính chào các bác sĩ. Tôi ở Bến Tre. Tôi rất mong các bác sĩ có thể tư vấn cho tôi 1 số vấn đề sau: Ngày 2/3/2011, tôi đi khám bệnh và được chỉ định là bệnh mào gà, bác sĩ cho dùng thuốc OpeCipro 500. Tổng cộng đã uống hết 28 viên và 4 viên Flagetyl. Đến ngày 24/3/2011, tôi phát hiện mình có thai 4,5 tuần. Tôi được biết những thuốc trên không được dùng cho phụ nữ mang thai (do khi đi trị bệnh tôi không biết là mình sẽ mang thai, do vợ chồng tôi có quan hệ vào ngày 27/2/2011). Vậy tôi xin được hỏi việc tôi đã dùng thuôc như vậy có khả năng ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi. Tôi cần và nên làm gì. Vì đây là đứa con đầu tiên nên cả tôi và chồng tôi rất băn khoăn lo lắng. Đến hôm nay thai đã được hơn 7tuần, 80mm, thai khỏe. Tôi cũng xin được bác sĩ tư vấn về việc đi làm xét nghiệm phát hiện dị tật và bệnh Down ở thai nhi vào tuần thứ 11-12 tại Bệnh Viện Từ Dũ. Trước khi đi tôi nên chuẩn bị như thế nào và tôi cần làm tất cả những xét nghiệm gì. Vì tôi biết mình đã dùng thuốc có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi nên tôi rất lo lắng (nên giữ hay nên bỏ, nếu giữ thì em bé có khỏe mạnh). Cả 2 bên nhà tôi và chồng tôi, tất cả chúng tôi đều rất mong sớm có em bé. Rất mong nhận được sự quan tâm và tư vấn của các Bác sĩ. Thành thật tri ân.
chungo1182@.....com
TS. BS Lê Thị Thu Hà
Chào bạn.
- 11 tuần – 13 tuần 06 ngày: siêu âm đo độ mờ gáy và xét nghiệm sàng lọc hội chứng Down giai đoạn sớm (PAPP A và free beta hCG)
- Sau đó khám mỗi tháng 01 lần đến thai 32 tuần.
- Từ 32 tuần – 35 tuần khám mỗi 02 tuần 01 lần.
- Từ 36 tuần trở lên khám mỗi tuần 01 lần cho đến khi sanh.
Từ 20 – 24 tuần: được siêu âm hình thái học thai nhi.
Từ 24-28 tuần: đuợc xét nghiệm dung nạp đường đối với những thai phụ nguy cơ cao như béo phì, tăng cân nhanh, tiền căn trực hệ đái tháo đường, tiền căn sanh con to trên 4000 gram, tiền căn thai lưu lớn không rõ nguyên nhân.
Bất kỳ tuổi thai nào nếu có dấu hiệu bất thuờng như đau bụng, ra huyết là cần phải khám ngay.
Chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc.
Thân ái chào bạn.
* Thưa bác sĩ, |
N.V.P
TS. BS Lê Thị Thu Hà
Chào bạn Phúc
Người phụ nữ mang thai nhiễm Rubella nguyên phát (nhiễm lần đầu tiên) có thể ảnh huởng trên thai nhi, đặc biệt là hội chứng Rubella bẩm sinh (HCRBS). HCRBS bao gồm 1 hoặc nhiều bất thường sau: dị tật tim bẩm sinh, tật não nhỏ, điếc, mù.
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy: nếu nguời mẹ nhiễm Rubella nguyên phát ở tuổi thai duới 12 tuần, nguy cơ HCRBS là 90%. Nguy cơ giảm dần theo tuổi thai: 13-14 tuần nguy cơ là 30-40%; 14-15 tuần nguy cơ khoảng 20%. Trên 16 tuần nguy cơ hầu như rất thấp.
Trong trường hợp vợ bạn có triệu chứng sốt phát ban thời điểm thai 14 tuần và có sự chuyển đảo huyết thanh IgG từ âm tính sang duơng tính chứng tỏ vợ bạn bị nhiễm Rubella nguyên phát ở giai đoạn này. Vì vậy, nguy cơ HCRBS trên thai nhi khỏang 20%.
Thân ái chào bạn.
* Chào bác sĩ, em hiện mang thai được 34-35 tuần. Em có 2 vấn đề nhờ các bác sĩ tư vấn giúp:
2. Kết quả siêu âm bé nhà em ở tuần 32-33, có ghi là đường kính lưỡng đỉnh (BPD = 88mm) không tương xứng với chiều dài xương đùi (FL=63mm) em rất lo không biết như vậy có vấn đề gì không? So với tuổi thai, em bé phát triển như vậy có gì bất thường không? Mong bác sĩ tư vấn giúp. Cảm ơn nhiều.
tuong_vi_ly@.....com
BS. CKII. Bùi Thanh Vân
Với trường hợp của em, cân nặng và sự phát triển của thai như vậy đến thời điểm này được coi là bình thường.
Chúc em vui khỏe.
*Thưa bác sĩ cháu bị nhiễm nấm âm đạo có đến phòng khám tư để điều trị. Lúc đầu chỉ bị nhiễm nấm nhưng sau đó viêm do tạp khuẩn vì dụng cụ không đảm vô trùng. Họ lại đi thụt rủa âm đạo cho cháu dùng một vòi thụt nước sâu vào trong. Hình như là dùng chất kiềm như vậy làm bệnh cháu nặng hơn đúng không. Và có gây viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng tắc ống dẫn trứng không mà cháu lại thấy đau bụng và không đau nữa sau khi dùng kháng sinh? Cháu thụt rửa ở đó mấy tháng liền rất nhiều lần cháu hơi lo lắng và không dám lập gia đình? Cháu chưa quan hệ tình dục lần nào thì bênh như trên có xảy ra không? Cháu rất muốn khám vô sinh để biết chắc chắn mình sinh con được thì khám được ở bệnh viện nào? Có ai khám vô sinh trước khi lập gia đình không ?
thaothach89@.....com
BS. CKII. Bùi Thanh Vân
Chào em
Việc thụt rửa âm đạo theo cách bơm nước từ ngoài vào như em mô tả hiện nay đã được khuyến cáo không nên thực hiện, vì có thể gây viêm nhiễm ngược dòng, có thể gây loạn khuẩn âm đạo. Nếu có bệnh thì có thể sử dụng thuốc uống, thuốc đặt, …. tùy theo loại bệnh.
Em chưa có gia đình, chưa từng quan hệ tình dục (như em mô tả) thì tại sao và làm cách nào lại thụt rửa âm đạo được ?
Em nên đến một bệnh viện chuyên khoa sản để khám kiểm tra và được bác sĩ tư vấn về những lo lắng của em
Chúc em vui khỏe
*Em đang chuẩn bị có em bé nên rất quan tâm đến sức khỏe. Ngoài việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng em có cần bổ sung thêm các chất như axit folic, omega 3, ... bằng cách uống thuốc không? Nếu cần thi phải có bác sĩ tư vấn mới được uống phải không ạ? Em thấy các bạn đồng nghiệp thường tự mua thuốc uống, liệu như thế có tốt không ạ? Chân thành cảm ơn bác sĩ.
tranynhikt@.....com
BS. CKII. Bùi Thanh Vân
Chào em
Việc bổ sung thêm một vài chất cần thiết trong khi mang thai là rất đúng và hiện nay được khuyến cáo nên thực hiện việc bổ sung này từ ít nhất là 1 tháng trước khi có thai, điều đó sẽ có hiệu quả đáng kể trong việc phòng ngừa dị tật ống thần kinh cho em bé sau này. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc nhất thiết phải theo hướng dẫn của bác sĩ vì như vậy mới đảm bảo việc bổ sung này là đúng những chất người mẹ đang thiếu và không đưa đến hiện tượng dư thừa.
Việc quan trọng khi em đi khám sức khỏe để chuẩn bị có thai là em sẽ được bác sĩ kiểm tra sức khỏe toàn diện, làm xét nghiệm cần thiết để xem mình có bị bệnh gì cần phải điều trị khỏi trước khi có thai hay không (ví dụ: viêm nhiễm âm đạo nặng, những bệnh lây truyền qua đường tình dục, những bệnh lý nội khoa có thể nguy hiểm đến tính mạng người mẹ khi có thai như bệnh tim, basedow,…)
Chúc em khỏe.
*Chào bác sĩ, hiện nay vợ chồng tôi rất lo lắng, không biết mình đã bị nhiễm Rubella hay chưa, mong bác sĩ tư vấn giúp chúng tôi :
Tôi bị sốt nhẹ vào ngày 20/3/2011 đến 21 thì bị phát ban ở mặt rồi lan ra khắp người và nổi hạch ở sau tai (sốt nhẹ). Ngày 21/3 tôi đi xét nghiệm rubella tại bệnh viện C thì kết quả như sau: Kháng thể Rubella IgG là 28,9 IU/ml ( dương tính) và IgM là 0,39 In dex (âm tính). Bác sĩ khuyên tôi nên bỏ thai.
Ngày 22/3/2011 tôi xét nghiệm ở bệnh viện Medlatec kết quả như sau: IgM là 0,334 U/mL (âm tính), IgG là 0,292 U/mL( âm tính). Đến ngày 28/3 tôi đi xét nghiệm lại và kết quả là IgM: 7,41 U (< 11) âm tính; IgG là 50 U/mL ( tăng); Ngày 07/4 tôi xét nghiệm lại kết quả là IgM: 3,61 U/mL (dương tính); IgG là 86,2 U/mL (tăng). Bác sĩ chỉ định tôi nên triple test khi thai được 15 tuần.
P.T.M
BS. CKII. Bùi Thanh Vân
Chào Mến.
Nhưng đến ngày 07/4 em xét nghiệm lại kết quả là IgM chỉ có 3,61 U/mL nghĩa là chỉ bằng ½ của ngày 28/3 thì lại được kết luận là dương tính)
Lời khuyên cuối cùng là em hãy đến ngay bệnh viện chuyên khoa sản để được kiểm tra và có lời khuyên thích hợp cho em.
* Thưa bác sĩ, kinh cuối của em là 15/11/2010. Hôm qua (07/04/2011) em đi siêu âm 21-22 tuần thì các chỉ số khác đều bình thường nhưng chỉ số ngã tư não thất là 8mm. Bác sĩ nói hơi lớn (mặc dù trong giấy siêu âm thì vẫn ghi là bình thường, chưa phát hiện gì bất thường). Mà hôm em đi siêu âm lúc 18 tuần là chỉ có 6mm thôi. Em lo quá bác sĩ ạ. Với tuổi thai của em thì 8mm là hơi lớn có phải không ạ. Nếu ngã tư não thất lớn thì con em có nguy cơ làm sao thưa bác sĩ? Vợ chồng em lo lắng quá, lần có thai trước em đã bị mất bé 1 lần rồi, cũng tầm này tuần, em hoang mang quá. Mong hồi âm của bác sĩ.
N.T.L
BS. CKII. Bùi Thanh Vân
Những chỉ số em đưa ra đến gia đoạn này là bình thường, em hãy nhìn vào kết luận cuối cùng của bác sĩ để yên tâm
Chúc em vui vẻ, em bé của em khỏe mạnh
* Kính thưa bác sĩ,
Tôi hiện tại đang có thai 4 tuần, nhưng vào khoảng tuần thứ 1 sau khi thụ thai tôi bị nổi mụn ngứa.
Tôi không bị sốt hay nổi hạch gì, nổi ban đầu là từ chân rồi lan dần lên tới mông là không lên nữa, có mọc một ít ở mu và lòng bàn tay, mụn nổi có nước ở giữa, rất ngứa.
Tôi rất sợ, xin bác sĩ tư vấn giúp là tôi bị bệnh gì có phải Rubella không và liệu có cần đi xét nghiệm gì không?Vì tôi giờ đã hết nổi rồi chỉ còn lại các mài sau khi hết mà thôi.
Xin bác sĩ tư vấn giúp, tôi xin cám ơn
T.H
BS. CKII. Bùi Thanh Vân
Chào em.
Trường hợp của em theo như mô tả thì bác sĩ không nghĩ đến khả năng em nhiễm rubella. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác em nên đi khám bệnh tại các bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn và làm xét nghiệm nếu cần thiết.
BS. CKI. Trương Thị Ngọc Bích
Chào bạn,
Chúc bạn may mắn
* Chào bác sĩ, hiện tại em đang mang thai ở tháng thứ 4 nhưng vẫn bị ói, không muốn ăn và người xanh xao. Đồng thời phát hiện có bứu ở cổ hơi lớn, trước đây, lúc chưa có thai đã phát hiện bứu này nhưng đi khám bác sĩ bảo không gây ảnh hưởng gì nên không uống thuốc. Em muốn hỏi như vậy có ảnh hưởng đến em bé không? và ảnh hưởng thì sẽ ảnh hưởng như thế nào? Xin cảm ơn bác sĩ.
minhoanh1828@.....com
BS. CKI. Trương Thị Ngọc Bích
Chào em,
Bệnh bướu cổ trong thai kỳ sẽ gây ảnh hưởng cho mẹ là yếu, khó thở….
Về thai: suy dinh dưỡng, suy giáp, chậm phát triển…
Chúc mẹ con em khỏe
BS. CKI. Trương Thị Ngọc Bích
Chào em,
Chúc em may mắn
* Chào Bác sĩ, em mang thai tuần 32, kết quả siêu âm, ghi nước ối: 10cm, thì có nghĩa là gì vậy bác sĩ. Nếu có vấn đề gì thì cách em khắc phục sẽ như thế nào?
BS. CKI. Trương Thị Ngọc Bích
Chào em,
Chúc em may mắn
* Em và chồng đã quan hệ trước khi kết hôn, em sử dụng thuốc ngừa thai gần hai năm. Hai tháng trước đám cưới, em đã ngưng sử dụng thuốc ngừa thai. Cho em hỏi bác sĩ là sau này em muốn có con thì có ảnh hưởng gì không? Khả năng có con có giảm không? Và bệnh viện Từ Dũ có khám sức khỏe sinh sản cho cả chồng lẫn vợ hay không?
BS. CKI. Trương Thị Ngọc Bích
Chào em,
Chúc em thành công và may mắn
BS. CKI. Trương Thị Ngọc Bích
Chào em,
Cân nặng qua siêu âm ở tuần thai 31-32 tuần là bình thường. Em ăn uống như vậy là tốt, cần cân đối đầy đủ các chất dinh dưỡng là đủ. Nên đi khám thai định kỳ nhất là ở những tuần từ 36 trở lên.
BS. CKI. Trương Thị Ngọc Bích
Chào em,
Chúc vợ chồng em hạnh phúc và nhiều may mắn
TS. BS. Lê Thị Thu Hà:
Bạn Ngọc Diệp thân mến,
TS. BS. Lê Thị Thu Hà:
Bạn Lan Huong thân mến,
Trước hết xin chia buồn cùng bạn với 2 lần thai lưu vừa qua. Thai lưu giai đọan sớm có thể do 1 hoặc nhiều nguyên nhân sau:
Bất thường tử cung (dính buồng tử cung một phần, u xơ tử cung dưới niêm,..)
Bất thường về nội tiết: thiểu năng hòang thể thai kỳ,bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường.
Yếu tố miễn dịch: hội chứng kháng phospholipid, lupus..
Nhiễm trùng: Toxoplasma gondii, cytomegalovirus, herpes simplex virus,viêm âm đạo do vi khuẩn.
Yếu tố môi trường: rượu, thuốc lá, càphê..
Ngoài ra cũng có khoảng 20 – 25% trường hợp sẩy thai lưu liên tiếp nguyên nhân sẩy thai lưu là không xác định được. Và nếu sẩy thai liên tiếp càng nhiều lần thì khả năng sẩy thai cho lần mang thai sau càng cao.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà:
Chào bạn,
TS. BS. Lê Thị Thu Hà:
Chào em,
Canesten đặt âm đạo: với hoạt chất là Clotrimazole, điều trị nấm âm đạo, có 2 dạng:
- Canesten 100mg. Nhiễm lần đầu thông thường liệu trình điều trị 3 ngày cho nhiễm Candida âm đạo, đặt âm đạo 2 viên vào buổi tối trong 3 đêm liên tiếp. Tái nhiễm thông thường liệu trình điều trị 6 ngày, đặt âm đạo 1 viên/đêm trong 6 đêm liên tiếp. Nếu cần thiết, mỗi ngày đặt 2 viên: 1 vào buổi sáng & 1 vào buổi tối trong 6-12 ngày liên tiếp.
- Canesten 500mg, đặt âm đạo 1 viên duy nhất vào buổi tối.
Lưu ý: trong hộp thuốc có dụng cụ đặt, em không nên sử dụng dụng cụ đặt thuốc trong thời gian mang thai.
* Động thai và biện pháp phòng tránh trong thời kỳ mang thai. Em có thai được 6 tuần(kết quả SA: Lòng tử cung có hình túi thai, bờ đều, bên trong có phôi thai nhỏ chưa có tim thai, CDPT 2mm) nhưng bị ra huyết, em đã đi khám ở BV Từ Dũ bác sĩ bảo động thai và cho đơn thuốc về uống (Vageston 100 + Dariviton), hiện tại em đã uống thuốc được 1 tuần và thấy không còn ra huyết nữa. Xin bác sĩ cho em hỏi thai của em có bị làm sao không?
- 2 loại thuốc này có ảnh hưởng tới dạ dày không vì em bị đau dạ dày?
- Em bị nghén nên không ăn uống được, bác sĩ có cách nào xin giúp em? Em xin cảm ơn.
huynhthikimbieu@.....com
TS. BS. Lê Thị Thu Hà:
Em Kim Bieu thân mến,
Thai 6 tuần + ra huyết thường do nguyên nhân dọa sẩy thai. Sau khi em dùng thuốc 1 tuần và không ra huyết nữa thì nên khám và siêu âm lại xem có tim thai hay không. Với triệu chứng nghén, không ăn uống được thì nghĩ nhiều đến thai vẫn phát triển tốt.
Thân ái chào em.
Chị B.T.H.N 34 tuổi, nhà ở Thủ Đức – TP HCM. Sau khi lập gia đình được hơn 1 năm mà chưa có tin vui, 2 vợ chồng nôn nóng, mong chờ trễ kinh nhưng đợi mãi vẫn không thấy gì nên cuối cùng đi khám bác sĩ nhờ can thiệp hỗ trợ. Sáu tháng canh trứng nhưng vẫn thật bại, đến đầu tháng 3/2024 bác sĩ quyết định tiêm 5 mũi thuốc kích thích trứng để làm IUI. Sau đó chị có tin vui thử que 2 vạch và thử beta HCG máu thấy có thai 2 vợ chồng vô cùng mừng rỡ.
Tiếp theo hành trình trở thành Trung tâm đào tạo Hồi sức sơ sinh chuẩn Châu Âu tại Việt Nam vào tháng 5/2024 đã đánh dấu một cột mốc đáng tự hào của bệnh viện Từ Dũ. Hôm nay bệnh viện Từ Dũ hân hạnh chào đón Bà Alexandra Smith - Tổng Lãnh sự quán Anh, Giám đốc Thương mại tại Việt Nam; Bà Suzanna Lubran, Giám đốc sáng lập Newborns Việt Nam; Ông Gary Hartnoll - Giám đốc chương trình tập huấn Hồi sức sơ sinh cùng đội ngũ giảng viên, phiên dịch viên và nhà tài trợ, chiến lược cho chương trình đào tạo Hồi sức sơ sinh.
Ngày 26/10/2024, Bệnh viện Từ Dũ tổ chức Hội thảo khoa học Điều dưỡng, Hộ sinh và Kỹ thuật y với chuyên đề "Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh." Đây là sự kiện đặc biệt hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật y đang công tác tại bệnh viện và các cơ sở y tế liên quan.
Ngày 25/10/2024, Bệnh viện Từ Dũ đã vinh dự tiếp đón đoàn Hội Negaukai từ Nhật Bản, do Giáo sư. Bác sĩ Fujimoto Bunro, Chủ tịch Hội, dẫn đầu. GS.BS Fujimoto Bunro là người đã trực tiếp tham gia ca mổ Việt Đức thành công ngày 04/10/1988. Về phía bệnh viện Từ Dũ
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng là người đã cống hiến gần cả đời tìm hiểu điều "bí ẩn khủng khiếp" gây hậu quả bi thảm với nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam, là người đặt nền móng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, "mẹ đẻ" cô đỡ thôn bản, khởi xướng chương trình "Ươm mầm hạnh phúc".
Thời gian đón tiếp người bệnh: 04g30
Thời gian làm việc: 06g30