Hội thảo trực tuyến ngày 28/6/2019: vai trò của dấu ấn sinh học trong quản lý tiền sản giật
Trong sức khỏe sinh sản ở phụ nữ, tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ lẫn thai nhi, chiếm từ 5%-8% trên tổng số thai phụ và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sinh non và có thể dẫn đến tử vong cho cả mẹ lẫn con nếu không được chẩn đoán, phát hiện kịp thời.
Chương trình Hội thảo trực tuyến ngày 28/6/2019, được kết nối từ Đại học Oxford (Vương quốc Anh), do Bệnh viện Từ Dũ tổ chức, báo cáo viên, cùng với nhận định về tiền sản giật là một bệnh lý tiến triển và khó tiên lượng, GS Manu Vatish – chuyên viên lâm sàng cao cấp, khoa phụ sản Nufield – Đại học Oxford đã có chung kết luận với các bác sĩ sản khoa, việc chẩn đoán hiện nay chủ yếu dựa trên những đặc điểm lâm sàng khác nhau (tiêu chuẩn cổ điển) như tăng huyết áp, protein niệu, tuy nhiên những đặc điểm này có độ nhạy và độ đặc hiệu không cao, chỉ có thể can thiệp bằng chấm dứt thai kỳ. Chính vì vậy, một xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu cao có tên Elecsys sFlt-1 và PlGF, cho phép bác sĩ tập trung đúng vào thai phụ và đảm bảo thai phụ sẽ không bị tiền sản giật cũng như các biến chứng của bệnh là hết sức cần thiết.
GS Manu Vatish đã chứng minh bằng kết quả nghiên cứu trên 1.273 thai phụ tại 14 quốc gia Châu Âu và Trung Mỹ với quá trình ứng dụng xét nghiệm miễn dịch Elecsys sFlt-1 và PlGF, một trong trong những xét nghiệm tự động đầu tiên hỗ trợ chẩn đoán tiền sản giật, chẩn đoán phân biệt với các rối loạn huyết áp khác, giúp các bác sĩ phân tầng và theo dõi tiến triển bệnh. Theo đó, giáo sư đã dẫn giải, sFlt- 1/PIGF, là hai dấu ấn sinh học, trong đó sFlt-1 (soluble Fms-like tyrosine kinase -1) là một chất kháng tạo mạch và PlGF (Placental Growth Factor) là yếu tố tăng trưởng bánh nhau thuộc nhóm tăng trưởng mạch máu nội mô, rất có giá trị trong chẩn đoán phân biệt tiền sản giật ở những thai phụ mắc một số bệnh nội khoa từ trước lúc mang thai, có triệu chứng tương tự tiền sản giật (tăng huyết áp, Lupus ban đỏ hệ thống, Viêm cầu thận, Hội chứng thận hư…). Việc này rất quan trọng trong việc góp phần giảm tỷ lệ tử vong mẹ và thai nhi do tiền sản giật gây ra.
Theo Khoa Di truyền Bệnh viện Từ Dũ, hiện nay PlGF là một trong những dấu ấn sinh hóa trong tầm soát tiền sản giật quý 1 thai kỳ, đã được triển khai thực hiện tại Bệnh viện Từ Dũ. Đối với thai phụ có nguy cơ cao
tiền sản giật hoặc khởi phát tiền sản giật có nồng độ PlGF trong huyết thanh giảm trong suốt thai kỳ. Trong xét nghiệm tầm soát tiền sản giật ở 3 tháng đầu thai kỳ dựa vào PlGF, độ phát hiện là 72% cho tỷ lệ dương tính giả 10%. Nhưng khi kết hợp với các yếu tố khác như tiền sử thai phụ, chỉ số xung động mạch tử cung (UTPi) và huyết áp động mạch trung bình (MAP) – thì sẽ tăng độ phát hiện lên 90%.
Trong quá trình tiếp cận với những với kỹ thuật y khoa hiện đại, các giải pháp sàng lọc, chẩn đoán tiên tiến trong lĩnh vực sản khoa, thông tin từ GS Manu Vatish về ưu điểm trên lâm sàng của việc ứng dụng xét nghiệm miễn dịch Elecsys sFlt-1 và PlGF sẽ góp thêm cho các thầy thuốc một chọn lựa hiệu quả cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em .
(Minh Tâm)
Sáng nay ngày 20/1/2025 Bệnh viện Từ Dũ Hân hạnh đón tiếp BS CKII Đào Văn Sinh - Trưởng văn phòng 2 đại diện Bộ y tế phía Nam đến thăm và chúc Tết.
Bệnh viện cũng đã thực hiện đúng tinh thần của UBND là trở thành trung tâm đào tạo, kết nối, chuyển giao hỗ trợ cho các tỉnh lân cận để mọi người cùng nhau phát triển, đây cũng là việc làm thực hiện rất đúng tinh thần của Thành phố nghĩa tình. Những định hướng của bệnh viện đã có và có tầm nhìn chiến lược rất xa, Bà rất mong bệnh viện sẽ có những giải pháp hiệu quả để thực thi những công trình mới. Thay mặt Lãnh đạo Thành phố, Bà trân trọng ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu, kết quả đạt được của bệnh viện Từ Dũ cũng như Sở y tế Thành phố trong năm qua. Bà gửi lời chúc mừng những thành tựu về khoa học và quản lý của bệnh viện. Bà chúc cho bệnh viện trong năm 2025 sẽ vươn mình bứt phá vươn tầm khu vực và thế giới, chúc Ban lãnh đạo bệnh viện và toàn thể viên chức người lao động sẽ đồng lòng chung sức xây dựng bệnh viện trong một kỷ nguyên mới.
Nhằm tôn vinh giá trị nhân văn và phát huy tinh thần sáng tạo trong đội ngũ y bác sĩ, Bệnh viện Từ Dũ đã tổ chức Hội thi Tài năng 2025 với chủ đề “Chuyên Nghiệp - Nghĩa Tình”. Sự kiện thu hút sự tham gia sôi nổi của cán bộ, nhân viên trong toàn bệnh viện, tạo nên một sân chơi đầy màu sắc và ý nghĩa.
Với mục tiêu xây dựng và phát triển Bệnh viện Từ Dũ trở thành trung tâm y tế hàng đầu trong khu vực, Ban Lãnh đạo bệnh viện đã quyết định thực hiện việc điều động và bổ nhiệm nhân sự quản lý tại các khoa/phòng trong tháng 12 năm 2024. Đây không chỉ là bước đi chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng chuyên môn mà còn là cam kết mạnh mẽ của bệnh viện trong việc phát triển nguồn nhân lực và định hướng bền vững cho tương lai.
Từ những kết quả đã đạt được, Đ/c Trần Ngọc Hải – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện đã triển khai phương hướng - nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Trong năm 2025, Bệnh viện Từ Dũ tiếp tục xây dựng tập thể thống nhất, đoàn kết phát huy thành tích đã đạt được, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra, thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh. Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chuyên môn, chỉ tiêu kinh phí năm 2025. Tổ chức triển khai, phát triển dịch vụ kỹ thuật mới theo kế hoạch. Phát triển nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.